CLB bóng đá Thể Công

Thể Công (còn gọi là câu lạc bộ Quân đội) là câu lạc bộ thể thao lâu đời và giàu truyền thống nhất Việt Nam. Trong các đội thể thao, đội bóng đá là đội có thành tích tốt nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam và có nhiều người hâm mộ nhất cả nước.

Lịch sử

Ngày 23 tháng 9 năm 1954, theo theo chỉ định của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị vào lúc đó là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đoàn công tác Thể dục Thể Thao Quân đội (Thể Công) được thành lập.[1]. Thể Công vốn là tên viết tắt của cụm từ “Thể dục thể thao công tác đội”.[1] Hạt nhân đầu tiên của đội gồm 23 án bộ chiến sỹ của Trường Lục quân Việt Nam[2] được chia làm ba đội: bóng đá 11 cầu thủ, bóng rổ 5 người và bóng chuyền 6 người. Ngoài ra cả ba dội bóng còn có một cầu thủ dự bị đặc biệt đó là ông Lý Đức Kim vừa biết đá bóng, vừa biết bóng rổ, bóng chuyền, vừa có khả năng làm y tá, vừa hậu cần giỏi. Ông kiêm luôn các chức năng hỗ trợ trên.[1] 11 cầu thủ bóng đá Thể Công đầu tiên chơi theo đội hình chiến thuật W – M gồm: Thủ môn Lê Nhâm; Trung vệ Nguyễn Văn Hiếu; Hậu vệ phải Phạm Ngọc Quế; Hậu vệ trái Nguyễn Thiêm; Tiền vệ phải Ngô Xuân Quýnh; Tiền vệ trái Phạm Mạnh Soạn; Tả biên Trương Vinh Thăng; Hữu biên Nguyễn Bá Khánh; Trung phong Nguyễn Văn Bưởi (Đội trưởng); Hộ công phải Nguyễn Thông (Kiêm luôn Huấn luyện viên); Hộ công trái Vũ Tâm (tức Phạm Vinh).[1]


Hơn một tháng sau, ngày 25 tháng 10, trong trận bóng đá đầu tiên được tổ chức từ ngày giải phóng thủ đô Hà Nội tại sân vận động Hàng Đẫy[1], Thể Công đã có trận đấu đầu tiên trong lịch sử của mình gặp đội Trần Hưng Đạo, gồm các cầu thủ xuất thân từ giới lao động Thủ đô. Đội dành chiến thắng với tỉ số 1 – 0 với bàn thắng duy nhất của trận đấu được ghi ngay từ giây thứ 30 do công của trung phong đội trưởng Nguyễn Văn Bưởi.[1]


Đến năm 1955, giải bóng đá đầu tiên của toàn Miền Bắc được tổ chức tại Hải Phòng với tên gọi “Giải Hoà Bình”, đội Thể Công tham gia hai đội hình A và B. Cả hai đội đều giành chức vô địch của hai hạng A và B.[1]


Tròn 50 năm thành lập, năm 2004, câu lạc bộ xếp thứ 11/12 giải vô địch bóng đá Việt Nam 2004 và phải xuống hạng nhất. Từ mùa giải sau, câu lạc bộ đổi tên thành Thể Công Viettel (Viettel là tên giao dịch của Tổng Công ty Điện tử Viễn thông Quân Đội) và chịu sự quản lý một phần của đơn vị này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị câu lạc bộ nên trở lại tên gọi cũ[3].

Ngày 1 tháng 9, Thể Công chính thức giành quyền lên V-League sau khi thắng Tây Ninh với tỷ số 5-3. Ngay sau đó, đội bóng chính thức trở lại tên gọi cũ – Thể Công [1].

Hiện nay Thể Công là câu lạc bộ truyền thông nhát Việt Nam với 5 lần vô địch V-League và 13 lần vô địch giải hạng A miền Bắc. Câu lac bộ luôn sản sinh ra nhiều tài năng kiệt xuất của bóng đá Việt Nam cũng như khu vực. Thể Công cũng là câu lạc bộ có đội ngũ cổ động viên đông đảo nhất Việt Nam với các cổ động viên từ Bắc vào Nam.

Sân vận động

Hơn 40 năm lịch sử của Thể Công gắn liền với sân vận động Cột Cờ, một sân vận động nhỏ nằm giữa Thủ đô Hà Nội, cách không xa Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tòa nhà Quốc hội. Đầu những năm 2000, Thể Công lần lượt sử dụng sân Hàng Đẫy rồi sân Mỹ Đình làm sân nhà. Năm 2009 sân nhà của Thể Công lại là Hàng Đẫy, cùng chung sân với T&T Hà Nội, Hòa Phát HN và Hà Nội ACB.

Thành tích

1981-1982, 1982-1983, 1987, 19901998
Á quân (2): 19922004
1999
2007
Hạng ba 1998
2002
1997 và 1998
1998, 2002, 2009; vào chung kết: 1997
Vào chung kết: 2002
  • Giải hạng A miền Bắc: 13
1956, 1958, 1968, 1969, 1971, 1972, 1973, 1974, 1975, 1976, 1977, 1978 và 1979
2004; vào chung kết: 1999
  • SKDA
Hạng ba: 1989
  • Hạng 3 Việt Nam (Thể Công B)

2008

_Huân chương quân công hạng Ba

_Huân chương chiến công hạng Nhất

_Huân chương chiến công hạng Nhì

_Huân chương chiến công hạng Ba

Các gương mặt xuất sắc

(Theo Wikipedia)

Loading

Leave a Reply