Nhập thành ngữ vào ô ‘Tìm kiếm’ để tra ý nghĩa và tìm hiểu thêm về thành ngữ.
Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam
There are currently 200 names in this directory beginning with the letter A.
A hành ác tỏi
- Độc ác, cay nghiệt; câu nói để mắng nhiếc, xỉ vả người khác: loại người “a hành ác tỏi'.
Ác giả ác báo
- Làm điều ác thì sẽ gặp điều ác. Còn có nghĩa thêm là: ăn ở lương thiện sẽ gặp được điều may mắn, tốt lành.
Ác tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa
- (kinh nghiệm xem thời tiết của người xưa) quạ tắm thì trời tạnh ráo, sáo tắm thì trời mưa.
Ách giữa đàng mang vào cổ
- Tự mình hứng lấy khó khăn, hứng lấy những chuyện không hay mà lẽ ra không phải gánh chịu. (đồng nghĩa với :đòn gánh giữa đàng vác ngang lên cổ; đòn dưới đất cất lên lưng).
Ai biết ngứa đâu mà gãi
- Không biết được mong muốn, ý thích của người khác thế nào mà phục vụ, giúp đỡ.
Ai biết uốn câu cho vừa miệng cá
- Không thể sống vừa ý, vừa lòng tất cả mọi người; không thể lường trước được mọi sự.
Ai chê cũng mặc, ai cười mặc ai
- Trong cuộc sống phải vững lập trường trước những lời chê bai, cười nhạo của người đời.
Ai chết trước được ấm mồ
- Ai chết trước thì được người sống lo cho chu toàn mọi sự; biết tính trước, lường trước thì mọi sự sẽ tốt hơn.
Ai có, mát mặt người ấy
- (đồng nghĩa với: ai có của người ấy mát mặt) ai giàu sang, người ấy được hưởng hãnh diện.
Ai dám đánh đu với tinh
- ý muốn ám chỉ con người lọc lõi, ghê gớm. Còn có nghĩa thêm là: không nên dại dột chơi bời với loại người xảo trá, quỷ quyệt.
Ai dám thi bơi với giải
- (giải : một loài gần giống ba ba, bơi rất giỏi thường sống ở vực sâu) không nên ganh đua với người giàu sang, tài giỏi hoặc có thế lực hơn mình; phải biết lượng sức mình.
Ai đội đá mà sống ở đời
- Không ai cả đời chịu đựng cảnh khốn khổ, bao giờ cũng tìm cách để có cuộc sống tốt hơn.
Ai đội mũ lệch, xấu mặt người ấy
- Ai làm quấy thì thiên hạ cười chê họ, mình không hơi sức đâu mà lo bao đồng.
Ai hay mặc ai, ai dở mặc ai
- Chuyện người khác thì không nên tham gia. đồng nghĩa với câu “mũ ni che tai'.
Ai khen đám cưới, ai cười đám ma
- Việc hiếu lễ được mọi người thông cảm, bỏ qua thiếu sót; việc hiếu hỉ khó có thể thoả mãn, chiều ý tất cả mọi người.
Ai làm người ấy chịu
- Kẻ nào gây ra chuyện rắc rối, điều tai hoạ thì kẻ đó phải chịu mọi hậu quả, không oán trách và chối bỏ được.
Ai lo phận nấy
- Phải tự lo lấy phận mình, đừng trông mong vào người khác và cũng không nên quá quan tâm lo lắng đến việc không liên quan tới mình.
Ai muốn nuôi con chớ ăn thóc giống
- Khuyên người ta phải cần kiệm, biết gìn giữ cái cần thiết; thóc giống đặc biệt quan trọng đối với sản xuất, đảm bảo cuộc sống ấm no lâu dài.
Ai nắm tay đến tối, ai gối tay đến sáng
- đời người có lúc thế này, lúc thế khác, không nên nói mạnh điều gì.
Ai nói làm sao bào hao làm vậy
- Chỉ người nông nổi, thường hùa theo người khác, không có bản lĩnh, không có chính kiến riêng của mình. Tương tự như câu: “quan năm cũng gật, quan tư cũng ừ'.
Ải thâm không bằng đầm ngấu
- Nếu ruộng không thể cày ải để phơi cho khô kiệt được thì nên cày úp rạ xuống rồi tháo nước vào ngâm khiến rạ mục nát (gọi là đầm ngấu) thì cấy lúa sẽ tốt hơn.
Ai thân thân với, lọ cầu thân ai
- Ai thân thiện với mình thì thân thiện lại, không nên cầu cạnh để làm thân vì một mục đích nào đó.
Án binh bất động
- đóng quân yên một chỗ, không chịu xuất quân; tạm thời không hành động để chờ thời cơ; còn có nghĩa khác là sau khi nhận nhiệm vụ vẫn không chịu hành động, chậm chạp công việc.
Ăn cá bỏ lờ
- Vô ơn, bội bạc, chỉ biết hưởng thành quả mà không nghĩ đến người đã mang lại thành quả ấy cho mình.
Ăn cáy ngáy o o, ăn bò lo ngay ngáy
- (ăn cơm với cáy thì ngáy o o, ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy): sống thanh bạch, bằng lòng với cảnh nghèo khó thì thanh thản; sống giàu sang thì lúc nào cũng toan tính căng thẳng.
Ăn cháo đá bát
- Người vô ơn, chịu ơn người ta rồi nói xấu người ta. Hưởng xong rồi phá cho hư, không để người khác hưởng.
Ăn cháo đái bát
-
(Một biến thể của 'Ăn cháo đá bát')
- Vô ơn bạc nghĩa, đối xử tệ bạc với người đã giúp đỡ, cưu mang mình.
Ăn chay niệm Phật
Nói lời thanh lịch, lòng thì tĩnh tâm”
- Ăn uống thanh đạm, nói năng hiền từ; ăn ở lương thiện, tu nhân tích đức theo đạo Phật.
Nói lời thanh lịch, lòng thì tĩnh tâm”
Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau
- Chỉ kẻ ích kỷ, khôn lỏi, thấy có quyền lợi vội tranh trước, khi gặp khó khăn lại đùn đẩy cho người khác.
Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
- Người ích kỉ, trước lợi ích thì sốt sắng dành phần, trước khó khăn thì giả vờ để tránh.
Ăn có mời, làm có khiến
- Phải theo kỉ luật, đợi lệnh trên khi vào nơi lạ/ (thấy cơm thì ăn, thấy việc thì làm, là khi ở chỗ quen).
Ăn cơm nhà Phật, đốt râu thầy chùa
Người vô ơn, chịu ơn người ta rồi nói xấu người ta. Hưởng xong rồi phá cho hư, không để người khác hưởng.
Xem 'Ăn cháo đá bát'.
Xem 'Ăn cháo đá bát'.
Ăn cơm nhà, vác ngà voi
- Sinh hoạt ăn ở tại gia đình nhưng không lo toan công việc của gia đình mà lại đi lo toan, sốt sắng việc đâu đâu chẳng mang lại ích lợi gì.
Ăn cơm với bò thì lo ngay ngáy, ăn cơm với cáy thì ngáy o o
- Giầu có chưa chắc đã được an bình, vô tư hơn người nghèo.
An cư lạc nghiệp
- Chỗ ở ổn định, vui vẻ với nghề nghiệp; có ở yên ổn thì mới vui với nghề nghiệp được.
Ăn gạo tháng năm, trông rằm tháng tám
- ăn hôm nay phải nghĩ tới ngày mai; phải biết dành dụm, tiết kiệm.
Ăn hết đánh đòn, ăn còn mất vợ
- đây là một câu tục ngữ lưu truyền ở miền nam. Anh chàng thanh niên được ngồi ăn cơm ở nhà bố mẹ vợ tương lai. Anh bị dồn vào thế 'tiến thoái lưỡng nan'. ăn như thế nào mới được chọn làm chàng rể. Có người giải thích: 'ăn hết nghĩa là món ăn nào cũng phải chạm đũa một chút để tỏ vẻ lịch sự, có ý tứ (không phải là ăn hết nhẵn)'. ăn còn nghĩa là khi gắp, không nên gắp ở giữa đĩa làm cho thức ăn còn lại tóe loe ra xung quanh.
- Cách ăn như vậy là 'phàm phu tục tử', không thể làm con rể được.
- Câu này có nghĩa bóng là: cái cảnh đi hỏi vợ cục trăm bề, vô ý một chút là bị loại khỏi cuộc đua. đây là cách giải thích do anh nguyễn đức dân sưu tầm, chưa dám khẳng định vì còn có cách hiểu khác.
- Ông lê đức ngưỡng (thừa thiên - huê) lại giải thích câu trên theo một cách khác. Ông dựa vào câu tục ngữ ở quê mình 'ăn thì ăn cho hết, để thì để cho còn, căn không hết, để không còn thì con không gả'
- Theo phép lịch sự, không ai muốn ăn đồ thừa của người khác. Vì vậy, nên ăn hết một vài món và để nguyên một vài món (tức là không chạm đũa vào). Như thế hiểu là ăn thì ăn hết, phần để lại thì còn nguyên để có thể dọn cho người khác ăn được.
- Không ăn hết cũng chẳng ăn còn (thừa) thì bố mẹ cô gái không thể bắt bẻ được.
- Về vấn đề xem chàng rể ăn uống ra sao, chuyện xưa cũng có ghi lại mẩu chuyện lí thú dưới đây:
- Tiến sĩ nguyễn ân chiêm cáo hưu, về làng, mở trường dạy học (ở làng châu bối, huyện yên định, thanh hóa). Ông có ba cô gái và có ý định chấm ba chàng rể trong số môn sinh. Hôm đó, ông mời ba chàng tới nhà ăn cơm. (theo tục xưa, môn sinh không được ngồi ăn cơm cùng mâm với thầy). Mâm cơm chỉ có ba chén nước mắm và ba quả trứng luộc, mỗi người một quả. Trong khi ăn, bà nghè và ba cô gái đứng ở trong buồng quan sát.
- Anh khóa làng ngọc quang (nguyễn đức hoành) dầm nhỏ quả trứng để ăn dần. Anh khóa làng phong cốc (đỗ huy kì) chia quả trứng làm ba, mỗi phần ăn với một bát cơm. Anh khóa làng vàng (hà tông huân) chỉ lốm một miếng hết quả trứng rồi ăn cơm với nước mắm.
- Hôm sau, ông nghè gọi ba cô gái tới và cho phép chọn. Bà nghè có ý chê anh khóa làng vàng. Nhưng ông nghè nói: 'nó ăn to nói lớn, ăn như vậy thì về sau nó làm được việc lớn đấy'.
- Ông nghè nói với ba con gái: 'đứa nào thích thứ gì thì nói'. Cốc là lúa chỉ anh khóa phong cốc, vàng chỉ anh khóa làng vàng, ngọc chỉ anh khóa ngọc quang.
- Cô cả vội thưa: 'lúa nuôi sống người đời, làm ra cỗ để cúng tổ tiên, nên con thích lúa'. Thế là cô được gả cho đỗ huy kì (sau đỗ thám hoa).
- Cô thứ hai thưa: 'vàng có thể tiêu được còn ngọc chỉ để trang sức'. Cô được gả cho hà tông huân (đỗ bảng nhãn năm 1724, đã từng làm thượng thư bộ binh và tế sửu (hiệu trưởng) trường quốc tử giám). Cô thứ ba được gả cho nguyễn đức hoành (đỗ tiến sĩ cùng khoa với hà tông huân (1724) làm đến chức đô ngự sử).
- Chuyện vui xưa cũng kể lại câu chuyện kén rể bằng cách mời ăn. Một ông đồ có cô con gái đẹp. Trong vùng có ba anh chàng ngấp nghé xin làm rể. Một hôm tết, ba anh đến chúc thọ. Ông đồ cho dọn mâm cỗ ra, có đủ các món mặn và bánh trái. Ông nói: 'mỗi anh chỉ được ăn một miếng trong mâm cỗ. Ai biết cách ăn thì ta nhận làm rể'.
- Chỉ được ăn một miếng thì biết ăn miếng gì đây ? ba anh suy nghĩ và thực hành mỗi anh một cách. Có anh gắp một miếng thịt mỡ chấm vào bát mật rùi ăn. Cách ăn lạ lùng đó lại thành công. Anh được ông đồ nhận làm chàng rể. Tại soa vậy ? vì anh là người hiểu biết, rất thuộc tục ngữ: 'đẹp thì vàng son, ngon thì mật mỡ'.
ăn hết đánh đòn, ăn còn mất vợ
Ăn kĩ no lâu, cầy sâu tốt lúa
- Kinh nghiệm, ăn uống, làm việc gì cũng nên làm kĩ càng, hiệu quả sẽ tốt hơn.
Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa
- Cày sâu bừa kỹ thì đất sẽ tơi xốp, lúa dễ hút màu và trở nên tươi tốt; ví như cơm phải nhai kỹ thì ruột mới hấp thụ được nhiều.
Ăn lắm thì hết miếng ngon, nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ
- Không nên nói nhiều, kẻo nói lỡ lời (đa ngôn, đa quá).
Ăn lời tùy chốn, bán vốn tùy nơi
- (ăn lời: ăn lãi, lấy lãi; bán vốn: bán giá gốc, giá mua vào): biết người biết của; tùy từng người, từng hoàn cảnh mà có cách xử sự thích hợp.
Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối
- Phê phán kẻ đạo đức giả; ăn ở ngay thẳng quý hơn nhiều lần kẻ tu hành giả dối.
Ăn mày đánh đổ cầu ao
- Câu này ý nói đã nghèo khổ lại gặp tai nạn, gần nghĩa với câu 'chó cắn áo rách'. ăn xin được một ít gạo, lúc ra vo gạo ở cầu ao lại vô ý đánh đổ xuống nước, mất hết vì không nhặt được.
- đay là cách nói hình tượng ta thường gặp trong thành ngữ.
ăn mày đánh đổ cầu ao
Ăn một miếng, tiếng để đời
- Tham lam, hưởng một chút lợi nhỏ mà làm điều sai trái sẽ mang tiếng xấu mãi mãi.
Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành
- Khuyên sống ngay thật, đứng đắn thì lòng không phải thắc mắc lo ngại.
Ăn như hùm đổ đó
- Hùm (hổ) là một giống vật rất khôn. Khi không kiếm được mồi, hùm thường mò đến chỗ nước chảy, ở đây người dân thường dùng đó để đơm cá. Khi tìm thấy đó cá, hùm không bắt riêng từng con để ăn mà dốc ngược đó để trút toàn bộ cá vào miệng.
- Nếu người nào, không gắp từng miếng mà bưng cả bát trút vào miệng thì nhân dân ta thường dùng thành ngữ này để ám chỉ. Hiểu rộng ra, thành ngữ này dùng để chỉ cách ăn uống thô tục, thiếu văn hóa.
ăn như hùm đổ đó
Ăn như mỏ khoét
- Câu này thường dùng để chê người hay ăn quà vặt, ăn luôn mồm. Nhưng mỏ khoét là gì ? có sách giải thích mỏ khoét (mỏ nhác) là cái mỏ khoan, khoét gỗ lem lém. Có người lại giải thích mỏ khoét là một loại chim, chuyên tìm các trái chin như ổi, chuối để khoét.
ăn như mỏ khoét
Ăn như Nam Hạ vác đất
- Ăn nhiều và nhanh; Tham ăn tục uống; Ăn no vác nặng theo kiể của người lao động vất vả.
- Ăn uống hồn nhiên như người nông dân chất phác; Ăn khỏe như anh tá điền chất phác.
Nam Hạ chỉ khu vực nay tương ứng với Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
- Ăn uống hồn nhiên như người nông dân chất phác; Ăn khỏe như anh tá điền chất phác.
Nam Hạ chỉ khu vực nay tương ứng với Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
Ăn như phát tấu
- Tấu là loại dao to bản, có cán dài, khoảng một mét, dùng để phát bờ rào. Dùng tấu để phát bờ rào thì nhanh, thẳng đều và có tiếng xoàn xoạt. Người nào ăn nhanh được gán cho thành ngữ này. (tấu còn là một loạivũ khí dùng cho kị binh xưa. Loại này có cán dài bằng tầm cao của ngựa để vừa cưỡi ngựa vừa chiến đấu, ta gọi là mã tấu).
ăn như phát tấu
Ăn như rồng cuộn, làm như cà cuống lội nước
- ăn nhanh, ăn nhiều nhưng làm việc thì uể oải, nhếch nhác, bôi bác.
Ăn no ngủ kĩ, chẳng nghĩ điều gì
- Người không biết lo xa, được sung sướng, đầy đủ, không biết nghĩ đến tương lai.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Khi được sung sướng, hưởng thành quả phải nhớ tới người đã có công gây dựng nên.
Ăn quà như lái quét
- Lái quét là người chuyên quét rác ở chợ. Trước buổi họp chợ và sau khi tan chợ, người lái phải quét để khu chợ được phong quang, sạch đẹp. Các người bán hàng ở chợ, sau mỗi buổi chợ, thường cho lái vài đồng tiền. Vì vậy, lái quét có rất nhiều loại quà: bánh đa, bánh đúc, bánh rán, hoa quả…ăn luôn miệng không hết. Ngày nay, những ai hay ăn quà vặt, ăn luôn miệng thường được gán bằng thành ngữ này.
ăn quà như lái quét
Ăn thật làm giả
- ăn thì đòi hỏi, kén chọn những thứ ngon lành; làm việc thì cẩu thả, dối dá cốt cho xong chuyện.
Ăn vóc học hay
- Thành ngữ này được dùng với nghĩa: ăn thì bồi bổ cho thân thể, học thì bồi bổ cho trí tuệ.VócLà từ cổ, nay còn dùng trong các từ tầm vóc, sức vóc, vóc ngọc mình vàng. Nếu hiểu vóc là danh từ thì không đối xứng với hay là tính từ. Từ điển khai trí tiến đức giải nghĩa vóc là lớn người (ăn thì lớn người, học thì hay thêm). Trong thành ngữ này, hiểu vóc là lớn thì hợp lí hơn.
ăn vóc học hay
Ăn vóc học hay
- ăn uống đầy đủ thì người khoẻ mạnh, có sức vóc; chịu khó học hành thì mở mang trí tuệ, ngày càng hiểu biết nhiều.
Ăn xổi ở thì
- Thành ngữ này có nghĩa là cách sống tạm bợ. Xổi (tiếng cổ) là vội vàng, tạm bợ. Từ xổi còn dùng trong các từ dưa muối xổi, cà muối xổi (muối để mau chua, chóng được ăn). Thì là lúc, chốc lát, còn dùng trong các từ thì giờ, mưa nắng phải thì. Nhân dân ta vốn trọng cách sống lâu bền, thủy chung 'một đêm nằm, một năm ở' nên rất ghét cách sống này.
ăn xổi ở thì
Anh em chém nhau bằng dọng, ai chém nhau bằng lưỡi
- (dọng: sống dao, phần cạnh dày, không sắc): dù bất hoà thì anh em cũng không nỡ hại nhau.
Anh em gạo, đạo nghĩa tiền
- Mối quan hệ đặt tiền bạc, vật chất lên trên hết chứ không vì tình cảm, nhân nghĩa.
Anh em khinh trước, làng nước khinh sau
- Chính thái độ đối xử không tốt của người thân trong nhà khiến người ngoài chê cười và xa lánh.
Áo gấm đi đêm
- Làm việc tốt, tốn kém tiền của mà không ai biết đến, không ai trọng vọng, ví như mặc quần áo sang trọng, đẹp đẽ mà đi vào ban đêm thì cũng chẳng có ai để ý tới.
Áo năng may năng mới, người năng tới năng thương
- Thường xuyên đi lại, tiếp xúc thì sẽ trở nên thân thiết.
Áo rách vẫn giữ lấy tràng
- (tràng: vạt trước của cái áo dài thời xưa). Dù nghèo khó, sa sút cũng phải giữ nền nếp, đạo đức, gia phong.
(Theo Từ điển Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam của GS. Nguyễn Lân – Nxb Văn hóa Thông tin tái bản 2010, có hiệu chỉnh và bổ sung; Từ điển Thành ngữ và Tục Ngữ Việt Nam của tác giả Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào…)
65,440 total views, 8 views today