VÁY NGẮN ĐI LỄ CHÙA

VÁY NGẮN ĐI LỄ CHÙA

Một số vấn đề văn hoá khiến mình khá phân vân – chẳng biết nên nói hay đừng. Nói thì có thể bị cho là rỗi hơi, nhiều chuyện, nhiễu sự hay hới mưng. Không nói thì thấy mình cứ hèn hèn, vô tích sự thế nào ấy! Vậy “tự kỷ” qua việc viết vậy.


(Bản quyền Clip: VnExpress.net)

Xem xong clip váy ngắn – quần cộc tới các nơi tôn nghiêm hoặc địa điểm thờ tự (gọi tắt: VNQC bao hàm cả các kiểu loại trang phục không phù hợp ở nơi thờ cúng) mình thấy cần nêu vài ý kiến:

  1. Phê bình VNQC: NÊN PHÊ BÌNH
  2. Tại sao người ta lại mặc VNQC tới chùa chiền? Có nhiều lý do song nổi lên 2 lý do cơ bản:
    • Do chưa ý thức được việc làm phản cảm này;
    • Do các tình huống bất khả kháng.

Với trường hợp 1 (trường hợp chiếm đa số), rất khó tác động tới ý thức của những người này vì đơn giản họ thấy việc mặc VNQC như vậy không có vấn đề gì. Có lẽ họ định nghĩa về độ ngắn của váy không giống những người có phông văn hoá đầy đặn.

Về trường hợp 2, đây là trường hợp người mặc ý thức được tính phản cảm của VNQC tới nơi tôn nghiêm xong họ bị rơi vào những tình huống khó xử (chẳng hạn, không chủ định đi chùa, đi dự đám hiếu… nhưng do công việc hoặc điều kiện khách quan yêu cầu phải đi). Trường hợp này cần có sự thông cảm, khoan dung từ mọi người.

Nếu đưa lên bàn cân văn hoá thì việc nhét tiền vào tay tượng và việc mặc VNQC tới chùa chiền cũng không khác nhau là mấy về tính phản văn hoá và độ “chướng tai gai mắt”.

Để giải quyết vấn đề trang phục không phù hợp chốn đền chùa, thiết nghĩ, chúng ta nên học tập cách làm của Thái Lan. Tại cổng các chùa chiền tại Thái Lan luôn có các tấm biển lớn (có hình minh hoạ) về quy định trang phục khi vào đền chùa. Họ cũng có nhân viên phụ trách yêu cầu khách lễ chùa tuân thủ các quy định về trang phục. Ngoài ra, tại các chốn thờ tự tại nước này luôn có dịch vụ cho thuê/mượn trang phục (thường là một tấm vải lớn, tông mầu trầm tối) cho những người chót mặc trang phục không phù hợp tới chùa.

Tại nước ta cũng có một số nơi tờ tự dựng được biển quy định về trang phục khi vào chốn tôn nghiêm (xem ảnh bên dưới), nhưng nhìn chung việc này chưa được nhiều đền chùa coi trọng. Nhìn nhận từ góc độ tiêu cực, rất nhiều đền chùa tại Việt Nam quan tâm tới việc đặt hòm công đức hay giọt dầu hơn là giúp xây dựng ý thức văn hoá cho người đi lễ.

Dưới đây là một số hình ảnh về vấn trang phục khi tới lễ chùa tại Thái Lan và Việt Nam (ảnh sưu tầm từ nhiều nguồn trên Internet).

THÁI LAN

Quy định khá chi tiết với các hình ảnh minh hoạ rõ ràng, dễ hiểu.

21771892_ad2f648c8b_o

Dresscode_Tempel_14

DressBangkok01cam3big_thumb_0bc0

thay_trang_phuc_thailan

VIỆT NAM

Nói chung, các tấm biển quy định dưới đây đều khá tối nghĩa, hình ảnh sơ sài… và tiếng Anh rất tệ!

chua_mot_cot

Biển tại Chùa Một Cột

Thien_vien Truc Lam Da Lat

Biển tại Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Ngoc_Son_TranQuoc

Biển tại chùa Trấn Quốc (?)

Loading

Leave a Reply