Có thể nói từ những năm 1992 cho tới 2005 khi mà nền Internet ở Việt Nam vẫn chỉ còn ADSL hoặc trước đó thậm chí chỉ sử dụng mạng Dial của các nhà viễn thông có thể nói các tạp chí ẩn phẩm huyền thoại “Thế Giới Vi Tính” sẽ mở mang tầm mắt về lượng kiến thức cho các độc giả muốn tìm hiểu về CNTT là quan trọng như thế nào? Chuyện gì đã xảy ra trong khoảng thời gian sau đó.
Dù đã rất cố gắng và tìm đường “giải cứu”, cuối cùng thì cái tên tạp chí công nghệ Thế Giới Vi tính có tên gọi là PC World VietNam cũng chỉ là cái tên của những anh em IT hồi xưa biết tới còn sau này chẳng còn ai nhớ nổi nó có những ấn phẩm gì nữa.
Và cuối cùng cũng đã không thể thoát được cái giờ H, ngày D nghiệt ngã để “Time to say goodbye” – đình bản sau gần 27 năm là một trong những người bạn đồng hành uy tín của cộng đồng CNTT Việt Nam (Thế Giới Vi Tính xuất bản số đầu tiên từ tháng 11-1992). Có thể nói bài viết này của Thông Tin Công Nghệ cũng được xem là một bài viết hồi tưởng về tạp chí công nghệ – Thế Giới Vi Tính từ những năm đầu khi mà chưa phát triển công nghệ ở Việt Nam tôi cũng từng rất thích những quyển sách thế này vì không ít thì nhiều nó cũng cung cấp số lượng lớn phần mềm để bản thân tôi phục vụ trong việc làm những công việc trên máy vi tính rất hiệu quả PC ở thời điểm đó trong khi tôi chỉ có thể sử dụng một dàn máy Pentium 2 và sau này tôi mới trang bị được một dàn Pentium 4 để phục vụ thêm nhiều nhu cầu về Games và phần mềm nhưng sự xuất hiện tạp chí Thế Giới Vi Tính ngày càng ít dần và ít được cộng đồng biết tới.
Vào ngày 20-6-2019, tòa soạn TGVT đã cũng có văn bản chính thức gửi tới các đối tác, khách hàng của mình về ngưng xuất bản từ tháng 7 năm 2019 đó coi như đánh dấu một điều gì lớn lao sắp xảy ra và văn bản đó của TGVT được xem dấu chấm hết và việc còn lại TGVT họ chỉ giải quyết vấn đề khác liên quan quảng cáo, phát hành, đặt báo dài hạn sẽ phải chỉnh sửa hay đàm phán lại vấn đề đối với khách hàng và đối tác của mình. Từ lúc này thì độc giả của TGVT cũng sẽ không còn ngóng trông mỗi tháng nữa. Lý do được nêu ra là “theo kế hoạch kinh doanh và tình hình hoạt động thực tế của đơn vị”.
Hồi tháng 2-2019, TGVT ra số cuối cùng với tư cách một tạp chí, số 316 của TGVT nhưng ở đề số 317 cách đó sau 2 tháng thì TGVT đã thuộc về chủ sở hữu khác không còn thuộc về chính chủ của TGVT thì lúc này bạn cũng thấy kịch bản đào thảo đối với thương trường lại quen thuộc với TGVT phải không.
Cái manchette quen thuộc và “quyền lực” của tờ ấn phẩm này hay còn lại Title của một tờ báo không còn nằm ở trên TOP tạp chí mà phải nhường chỗ cho một cái tên khác đó là đơn vị chủ quản mới vì thế khi bạn nhìn ảnh phía trên có một quyển tạp chí sẽ thấy chữ KHÁM PHÁ nằm ở phía trên và sự chênh lệch xa cách này cũng nói sự tàn đi của một Huyền Thoại TGVT trong lòng của tôi.
Nó đánh dấu số đầu tiên TGVT không còn là một tạp chí của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM mà trở thành một ấn phẩm chuyên đề Công nghệ thông tin và truyền thông của tạp chí Khám Phá, tạp chí chính thức thuộc sở này cho tơi skhi bị quy hoạch ( theo quyết định số 362/QD – TTg của Thủ Tướng ngày 3/4/2019 về Phê duyệt quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, các sở ban ngành cấp tỉnh thành không có cơ quan báo chí). Từ lâu rồi thì lượng người quan tâm TGVT cũng có nhưng không phải nhiều đôi lúc nó chỉ ở một số khu vực nhỏ ở phía Nam ở ngoài Bắc cũng chắc chỉ một vài khu vực biệt ngày càng rơi vào quên lãng còn không nói chuyện gì khác, chỉ về quản lý Nhà nước đã có một sự bất thường khi một sở địa phương lại là chủ quản tới 2 tờ tạp chí in.
Đầu tháng 6-2019, TGVT tiếp tục in số thứ 2 với “double manchette” đề số 318. Mọi chuyện có vẻ bình thường cho tới hạ tuần tháng 6-2019 thì người đọc dài hạn và các đối tác chính thức biết số 318 tháng 6-2019 là tờ TGVT in cuối cùng theo thông báo của tòa soạn 20-06-2019 đó là sự kết thúc từ đó về sau và không có sự hồi sinh.
Nhì rõ vấn đề Quy hoạch báo chí đơn giản đánh dấu chấm cho đoạn kết cho một cái tên Thế Giới Vi Tính tính từ thời điểm nào đó phù hợp mà thôi. Bởi không có quy hoạch này, thì cũng không thay đổi được số phận TGVT có thể ai trong chúng ta cũng có thể nhìn nhận ra vấn đề đó. Chúng tôi có thể nhận định được ngay cả thông tin ngày càng rộng rãi trên Internet nhiều hơn và tiếp nhận người đọc từ khoảng thời gian ADSL phát triển mạnh thì việc các báo chí chính thống dù rằng Online là một thế giới thông tin giả, nạn tin tức không kiểm chứng rất nhiều, báo giấy ngày càng không được quan tâm nhiều đó là lý do vì sao. Xu hướng đó không chỉ ở Việt Nam mà còn rất nhiều nước Tư Bản phương Tây cũng đều như thế. Chúng tôi vẫn thường nhận xét: Ấn phẩm công nghệ với đặc thù của mình dễ chuyển sang hình thức điện tử (online) hơn các báo chí lĩnh vực khác; nhưng nghiệt ngã nó chết ngay trên thế mạnh của mình để các tên tuổi nhỏ hơn cải thiện nhanh hơn và bước qua và Thế Giới Vi Tính lại là nạn nhân của Internet.
Biết sao được, khi bạn đọc của ấn phẩm công nghệ hầu như đều có thiết bị di động và kết nối Internet để được cập nhật online các tin tức công nghệ từng phút một.
Thôi thì thôi. Thời đại độ báo online không độ báo in, TGVT hiểu hôn? Tờ tạp chí e-CHÍP in của chúng tôi đã đi trước về miền ký ức rồi, nay tới lượt đời gọi tên bạn. Cho tôi gọi tên Huyền Thoại đầy đủ lần cuối nhé: Thế Giới Vi Tính – PC World Vietnam. Bất luận thế nào, chúng ta cũng đã có được những thời gian đáng sống và đáng nhớ, được bạn đọc tin yêu và các đối tác tin cậy đồng hành. Chúng ta mắc nợ ân tình với họ mãi mãi. I love you Thế Giới Vi Tính PC World Viet Nam
Xin cảm ơn rất nhiều vì Thế Giới Vi Tính đã gửi cho độc giả trong quá khứ rất nhiều và chúng tôi cũng từng là những độc giá đó. Bài viết này chúng tôi lưu lại để các thế hệ sau biết từ lâu đã có một cái tên Thế Giới Vi Tính đã xuất hiện từ những thời điểm nào và đã không còn tồn tại từ 2019 sẽ là những tư liệu quý báu để lưu giữ.
Tổng hợp từ: Bài viết của anh PHẠM HỒNG PHƯỚC tại đây và các thông tin trên Internet.
Tạp chí Thế Giới Vi Tính cũng là một phần kí ức đẹp, sôi nổi và đầy đam mê của tôi. Tôi cũng viết và được đăng một số bài trên Tạp chí. Có thời gian rảnh tôi sẽ tìm và đăng lại ở đây. Quá khứ đẹp luôn cần được trân trọng!