Covid-19 trở thành một bệnh đặc hữu

Nhân đọc bài báo có tiêu đề Tiến tới xem Covid-19 là bệnh đặc hữu“, mình hơi tò mò về từ “đặc hữu”

Theo các từ điển Tiếng Việt thì “đặc hữu” có nét nghĩa chung là “Chỉ đặc biệt có ở một số nơi”. Ơ hay, Covid đang lan tràn khắp Thế giới thì sao gọi là “Chỉ đặc biệt có ở một số nơi”? Thủ tướng nói sai hay sao?

Về các từ chỉ dịch bệnh

Học thêm vài khái niệm sẽ có câu trả lời. Với Covid-19, có 3 từ quan trọng: epidemic, pandemicendemic.

Cả 3 từ này đều có đuôi -demic. Vậy chúng khác nhau như thế nào? Nghĩa các từ dưới đây là theo giải thích của Từ điển Cambridge Dictionary.

Epidemic

  • Nghĩa: Dịch hoặc bệnh dịch (nói chung)
  • Từ loại: Danh từ
  • Giải thích:
    • Từ này được giải thích là “the appearance of a particular disease in a large number of people at the same time”, tức là bệnh dịch lan truyền giữa nhiều người trong cùng một thời điểm.
    • Gốc từ -demic bắt nguồn từ từ dêmos của tiếng Hi Lạp, có nghĩa là “người, dân phố”.
    • Kết luận: Epidemic chỉ bệnh lan truyền nhanh chóng giữa nhiều người trong cùng một thời điểm.

Pandemic

  • Nghĩa: Đại dịch
  • Từ loại: Tính từ, danh từ
  • Giải thích:
    • Từ này dùng để chỉ bệnh dịch “existing in almost all of an area or in almost all of a group of people, animals, or plants”, tức là tồn tại ở hầu hết các nơi, trong hầu hết nhóm người, động vật, thực vật…
    • Gốc từ pandemic bắt nguồn từ từ pándēmo của tiếng Hi Lạp, có nghĩa là “phổ biến, đại chúng”
    • Kết luận: Pandemic = Epidemic ở mức độ lớn hơn, quốc gia và quốc tế.

Endemic

  • Nghĩa: Đặc hữu
  • Từ loại: Tính từ, danh từ hóa
  • Giải thích:
    • Từ điển Cambridge giải thích: “especially of a disease or a condition, regularly found and very common among a particular group or in a particular area”. Do đó, từ này dùng để chỉ một loại bệnh hoặc tình trạng thường xuyên thấy và phổ biến trong một nhóm cụ thể hoặc trong một khu vực cụ thể.
    • Gốc từ endemic bắt nguồn từ từ éndēm(os) của tiếng Hi Lạp. Tiền tố -en có nghĩa là “trong hoặc giới hạn trong” và yếu tố gốc dēm(os) có nghĩa là “người, con người”. Do đó endemic có nghĩa chung là “chỉ trong con người” hoặc “chỉ trong một khu vực”.

Vậy thế nào là một “bệnh đặc hữu”?

Theo PGS Melvin và PGS Glimcher – Trường Y tế Công cộng thuộc ĐH Harvard thì bệnh đặc hữu là một căn bệnh thường xuyên xuất hiện nhưng chỉ giới hạn ở một khu vực cụ thể. Điều này làm cho bệnh lây lan và tỷ lệ có thể dự đoán được. Một bệnh dịch khi có sự cân bằng giữa mức độ lây truyền của virus và mức độ miễn dịch của quần thể (qua việc tiêm chủng va-xin hay các dạng khác cảu miễn dịch cộng cồng) thì được coi là bệnh đặc hữu.

Vậy Covid-19 có trở thành một bệnh đặc hữu?

  • Câu trả lời ngắn: Còn quá sớm.
  • Câu trả lời dài: Có thể

Hiện tại, COVID-19 không phải là bệnh đặc hữu và vẫn được xếp vào loại đại dịch trên toàn cầu. Vi rút COVID-19 vẫn đang đột biến thành các chủng biến thể và khả năng miễn dịch rộng rãi đối với COVID-19 có thể sẽ mất nhiều thời gian để đạt được.

Một số chuyên gia lạc quan như TS. Ezekiel Emanuel, chuyên gia từng làm việc tại một ban cố vấn về dịch bệnh COVID-19 của Tổng thống Mỹ Joe Biden thì cho rằng COVID-19 sẽ trở thành “bệnh đặc hữu” giống như bệnh cúm vào cuối năm 2022.

Tin tốt là hầu hết các chuyên gia dự đoán rằng COVID-19 sẽ trở thành một bệnh dịch sau giai đoạn đại dịch của nó, một khi đã có đủ số người phát triển khả năng miễn dịch với COVID-19 (thông qua tiêm chủng hoặc miễn dịch cộng đồng). Nói cách khác, COVID-19 được cho là sẽ trở thành một căn bệnh dễ tái phát giống như bệnh cúm. Khó có thể đoán trước được điều này khi nào diễn ra và hoàn toàn có thể thay đổi theo từng khu vực.

Tóm lại, từ endemic – đặc hữu là một thuật ngữ chuyên môn của ngành dịch tễ học, và việc dùng cụm từ “Tiến tới xem Covid-19 là bệnh đặc hữu” là hoàn toàn bình thường.

Loading

Leave a Reply