Although this Law student is no doubt a real idiot, he should not be blamed for not having known which country Hanoi is the capital of. The truth is that our present Vietnam is a country which is too small to be known in this changing world (from Who wants to be a millionaire, ITV2, UK 2009).
Trước khi sang UK, viettien (và có lẽ hầu hết người VN chúng ta) nghĩ rằng thế giới biết nhiều về VN lắm. Nào là ta có 4K năm lịch sử, nào là 1K năm chống Tầu- 100 năm đánh Tây để giành độc lập, nào là đến thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cũng phải khiếp vía kinh hồn…và tất cả điều đó khiến cái tên Việt Nam ắt hẳn phải lừng lẫy sáu châu, chấn động cả hệ mặt trời, khiến khối kẻ phải thốt lên hoặc không thì âm thầm khâm phục khi nhắc tới hai tiếng “Việt Nam”.
Mình ở KTS với khoảng 10 quốc tịch. Mở đầu màn chào hỏi khi mới gặp là hỏi quê hương, cố quốc. Mình đùa các chú: “Bạn đoán xem tớ là người nước nào”. 5/10 các Th.S, TS. tương lai đoán mình là người TQ. Mình dõng dạc: “Tôi chưa bao giờ là người TQ và sẽ không bao giờ là người TQ”. Các chú còn lại vội đoán nào là mình là người Nhật Bổn, Đại Hàn, Đài Loan, Sing, Thái, Mã… cho tới tận Phi-luật-tân mà vẫn chẳng chú quốc tịch nào nhắc tới hai tiếng “Viet Nam” hay “Vietnamese”.
Không kiên nhẫn được nữa mình đành đưa ra đáp án: “Bản thân là người Việt Nam!”.
‘Bạn bè quốc tế’ sung sướng reo lên: “A, Việt Nam!“. Ôi, bỗng thú vị quá! Mình tưởng mình say.
Nhưng cảm giác lâng lâng, hãnh diện như ta đứng trên đầu ngọn sóng đó ngay lập tức bị câu hỏi tiếp sau chôn vùi xuống đáy biển Đông.
“À, thế Việt Nam ở đâu?“.
Lần khác mình ra bưu điện gửi bưu thiếp về FOFL chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Bác nhân viên bưu điện cỡ ± 60 nhìn mình với con mắt đầy tình liên đới, rồi hỏi bằng giọng của những kẻ yêu chuộng hòa bình: “Cháu gửi về ‘Bắc Việt Nam‘ hay ‘Nam Việt Nam‘?” Mình cố gắng bình tĩnh đáp lại là bây giờ không còn khái niệm Bắc/Nam Việt Nam nữa, rằng tổ quốc tôi thống nhất gần hơn 30 năm rồi… Bác này phân trần: “À, ta cứ tưởng tình hình còn giống bên xứ kim chi”.
Hồi làm thêm ở WHSmith, mình gặp một cậu người Gioóc-đa-ni (làm M.Phil in Advanced Computer Science). Cậu ta đoán là dân số VN vào khoảng 2 triệu người. Mình bổ túc cho hắn là dân ta khoảng +86 triệu và tiếng Việt là ngôn ngữ có số người nói nhiều thứ 13 trên thế giới. Cậu ta không tin, về hỏi Mr Google, hôm sau gặp mình thừa nhận sự thật nhưng lại vớt vát: “Tao không biết là vì xưa nay có thấy tiếng Việt nhà mày trong phần ngôn ngữ mặc định khi cài đặt Windows đâu”.
Ở thành phố mình ở có khá nhiều học sinh VN sang học A-Level hoặc Foundation (dự bị đại học) tại trường Bellerbys. Cuối năm 2010, cty xe bus của thành phố không còn cho trường này làm thủ tục mua vé tháng cho học sinh dưới 18 tuổi của trường nữa. Lý do: trong năm học đó đã có 4 trường hợp trên 18 (thậm chí 24) bị phát giác giả mạo là dưới 18 để mua vé xe giá rẻ hơn. Cả 4 trường hợp đều mang quốc tịch VN. Một chị bạn làm counsellor ở Bellerbys cho mình biết trung bình có khoảng 50 HS VN (do các cty tư vấn du học như ILA, Sunrise ở VN môi giới) so với hàng trăm HS TQ, Nga, Ả-rập.
Tuy vậy, mấy năm đầu ở xứ người mình vẫn rất sẵn sàng và tự hào giới thiệu rằng mình là người VN và tới từ nước VN cho tới một ngày… Khi mình đang tự hào ‘nâng cao hình ảnh đất nước trong con mắt bạn bè quốc tế’ rằng VN ngày nay đứng thứ 3 TG về xuất khẩu gạo, thứ nhất về hồ tiêu… thì một cậu người Anh đến từ Brum (cũng làm D.Phil) chua vào: “Gần đây 2 tiếng VN luôn làm em liên tưởng tới nhập cư bất hợp pháp và trồng cần sa“. Mình thấy anh ách vì thể diện dân tộc, lên thư viện tra BBC News, The Times, The Guardian (Observer), The Telegraph… trong một năm với từ khóa là “Vietnam” và “Vietnamese” thì thấy đúng là toàn tin về việc cảnh sát bắt người Việt nhập cư trái phép từ khối Schengen và các vụ trồng cần sa hàng triệu £. (Khôi hài nhất là vụ cảnh sát Southampton bắt một vụ người Việt trồng cần sa đình đám… một cách tình cờ: có tố cáo tới cảnh sát rằng điện của các hộ gia đình đã bị “câu” trộm. Cảnh sát tới kiểm tra thì phát hiện ra cả một cánh đồng cần sa trong ngôi nhà 4 tầng, bắt 6 người mà qua phiên dịch mới biết là người Việt tới UK từ Hung).
Từ đó mình rất cẩn trọng khi nói về quê hương và đồng bào của mình.
Những chuyện tương tự nhiều quá. Rồi, mình cũng chẳng thể buồn, bực và ngượng được nữa.
Nhiều khi nghĩ, vậy mà mấy lão hâm vẫn còn tranh luận xem nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ, vẫn cấu quá khứ ra để gặm nhấm và vẫn đầy nhiệt huyết mỗi khi khen chính mình.
Hay quá thầy ạ! Cho phép em share cái clip nhé =D