TRUNG QUỐC PHẢI ĐÁP TRẢ KHIÊU KHÍCH CỦA VIỆT NAM


VIETTIEN: Bài xã luận sau đây được đăng hôm thứ Ba 21/06 trên tờ Hoàn Cầu Thời báo bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung. Chúng ta hãy cùng đọc nguyên văn bài xã luận này để xem “bạn” nói gì với “nhân dân bạn” về ta. Lời lẽ cứng rắn, không úp mở, đầy đe doạ và sặc mùi dân tộc chủ nghĩa kiểu Đại Hán của kẻ tự cho mình là yêu chuộng hoà bình, của kẻ luôn mồm “đồng chí tốt, anh em tốt”.


Lưu ý:

  1. Bài dịch giữ nguyên cách nói của tác giả Trung Quốc. Vd: Biển Nam Trung Hoa tức là Biển Đông, “Chúng ta” tức là Trung Quốc….
  2. Hoàn Cầu Thời báo (Global Times) là một ấn phẩm chuyên các vấn đề quốc tế trực thuộc Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.



Trung Quốc phải đáp trả khiêu khích của Việt Nam


Các tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ Việt Nam. Thách thức lớn nhất đối với lập trường kiên định giải pháp hoà bình của Trung Quốc cũng có thể nằm ở phía Việt Nam.

Tuỳ thuộc vào diễn tiến của tình hình, Trung Quốc cần chuẩn bị hai phương án đối phó: một là thương lượng với Việt Nam để tìm một giải pháp hoà bình, hai là đáp lại sự khiêu khích (của Việt Nam) bằng những đòn phản công chính trị, kinh tế thậm chí là quân sự. Chúng ta cần cần làm rõ về khả năng áp dụng phương án thứ hai để cảnh tỉnh Việt Nam về vấn đề Biển Nam Trung Hoa.

Trước nay Việt Nam đã có những hành động liều lĩnh tại Biển Nam Trung Hoa. Việt Nam đã chiếm 29 đảo của Trung Quốc, khai thác nhiều dầu mỏ và khí đốt ngoài khơi nhất, và cũng là nước hung hăng nhất trong cách hành xử với Trung Quốc.

Việt Nam chủ trương lôi kéo Hoa Kỳ vào (vấn đề) Biển Nam Trung Hoa để làm “đối trọng”. Chính phủ Việt Nam cũng đang cổ suý cho tinh thần dân tộc chủ nghĩa đang trỗi dậy trong nhân dân. Hà Nội đang nêu một tấm gương xấu tại khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam đang bị mắc kẹt trong niềm tin phi thực tế rằng với sự can dự của Hoa Kỳ vào vấn đề Biển Nam Trung Hoa, nước này có thể ngang nhiên thách đố chủ quyền của Trung Quốc và nẫng đi những món lợi kếch xù.

Trong các xung đột trước đây giữa hai nước, Trung Quốc đã rất cố gắng kiềm chế. Tuy nhiên, điều này chỉ làm cho Việt Nam trở nên táo tợn hơn. Dường như Việt Nam diễn dịch chính sách hoà bình của Trung Quốc theo kiểu là dù Việt Nam có làm gì đi chăng nữa thì Trung Quốc cũng sẽ cố kiềm chế dùng vũ lực.

Kể từ cuộc đụng độ quân sự có giới hạn với Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa năm 1988, Việt Nam càng ngày càng hung hăng hơn trong việc chiếm giữ các hòn đảo tại khu vực này, phớt lờ chính sách truyền thống của Trung Quốc là “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”. Việt Nam đang thách thức lòng tự tôn dân tộc và quyền lợi quốc gia của Trung Quốc.

Trung Quốc cần gửi một thông điệp rõ rằng chúng ta sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của chúng ta tại Biển Nam Trung Hoa. Nếu Việt Nam tiếp tục khiêu khích thì đầu tiên Trung Quốc sẽ dùng lực lượng cảnh sát biển để đối phó, và sau đó nếu cần thì sẽ sử dụng hải quân để đánh trả.
Chúng ta nên tuyên bố rõ ràng rằng nếu Trung Quốc đánh trả, Trung Quốc cũng sẽ giành lại các hòn đảo do Việt Nam chiếm đóng từ trước đó. Nếu Việt Nam khiêu chiến, Trung Quốc sẽ có đủ tự tin đập tan các chiến hạm của quân Việt Nam xâm lược cho dù cộng đồng quốc tế có thể lên tiếng phản đối.

Hoa Kỳ có thể khiến tình hình Biển Nam Trung Hoa thêm bất ổn. Chúng ta cần xử lý vấn đề này một cách cẩn thận, và không nên sa vào một cuộc đối đầu trực diện với Hoa Kỳ.

Sự phát triển của Trung Quốc đi liền với những hiểm hoạ chiến lược đang nổi lên ở phương nam. Trung Quốc sẽ tiếp tục phấn đấu cho hoà bình và phát triển, nhưng Trung Quốc cũng phải chuẩn bị sẵn sàng đương đầu với thách thức và đối đầu. Sự khiêu khích từ phía Việt Nam (lúc này) có thể là một phép thử (với chúng ta).



================
NGUYÊN VĂN BÀI XÃ LUẬN BẰNG TIẾNG ANH

China must react to Vietnam’s provocation

Global Times | June 21, 2011 03:06 By Global Times

The ongoing disputes about the South China Sea mostly originate from Vietnam. The biggest challenge of China’s insistence on a peaceful solution can also be laid at Vietnam’s door.
Depending on how the situation develops, China has to be ready for two plans: negotiate with Vietnam for a peaceful solution, or answer the provocation with political, economic or even military counterstrikes. We have to be clear about the possibility of the second option, so as to let Vietnam remain sober about the South China Sea issue.
Vietnam has been taking risky actions in the South China Sea for some time. It has occupied 29 Chinese islands. It has been gaining the most benefits from undersea natural gas and oil exploitation. It is also the most aggressive in dealing with China.
Vietnam is the major advocate of inviting the US into the South China Sea as a “balance.” Its government is also consenting to a growing nationalistic sentiment among its people. Hanoi has been setting a bad example in Southeast Asia.
Vietnam has been trapped in an unrealistic belief that as long as the US balances out the South China Sea issue, it can openly challenge China’s sovereignty, and walk away with huge gains.
In previous military conflicts between the two countries, China tried hard to show restraint. But that seems to have only made Vietnam more daring still. Vietnam’s interpretation of China’s peaceful policy appears to be that whatever Vietnam does, China will refrain from using force.
Since a limited military conflict with China over the South China Sea in 1988, Vietnam has been increasingly aggressive in grabbing islands as its own, ignoring China’s traditional policy of “shelving disputes and developing jointly.” It is pushing the limits of China’s national interest and dignity.
China has to send a clear message that it will take whatever measures necessary to protect its interests in the South China Sea. If Vietnam continues to provoke China in this region, China will first deal with it with maritime police forces, and if necessary, strike back with naval forces.
China should clearly state that if it decides to fight back, it will also take back the islands previously occupied by Vietnam. If Vietnam wants to start a war, China has the confidence to destroy invading Vietnam battleships, despite possible objections from the international community.
The US may add some uncertainty in the South China Sea. China will handle this carefully, and is not likely to engage in a direct confrontation with the US.
China’s rise has come at the cost of increasing strategic risks in the south. China will continue its dedication to peace and development, but it has to be ready to face confrontation and showdown. The provocation from Vietnam may become a touchstone.

Link bài xã luận: http://www.globaltimes.cn

Loading

Leave a Reply