Từ điển Thành ngữ – Tục ngữ

Nhập thành ngữ vào ô ‘Tìm kiếm’ để tra ý nghĩa và tìm hiểu thêm về thành ngữ.

Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam

Latest | A B C D Đ È G H Í K L M N P Q R S T Ù V X
There are currently 64 names in this directory beginning with the letter Ở.
Đanh đá cá cày

    đanh đá cá cày

  • Câu thành ngữ này có nghĩa là ương ngạnh, cứng cỏi, không chịu thua kém ai. Cá cày là cái cá (làm bằng tre hoặc gỗ, to bằng cái cán dao, hình như con cá) dùng để nâng bắp cày lên xuống khi muốn cày nông hoặc sâu. Cá cày tuy nhỏ nhưng điều khiển được cả lưỡi cày.

Ở bẩn sống lâu
  • Lời tỏ sự lời biếng.

Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
  • Do ảnh hưởng của hoàn cảnh, của giáo dục, của sự chung đụng hằng ngày mà con người có tính tốt hay xấu

Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
  • Con người chịu tác động của hoàn cảnh sống; sống ở đâu phải theo phong tục, nề nếp ở đó, lựa theo hoàn cảnh mà cư xử cho phù hợp.

Ở chọn nơi, chơi chọn bạn
  • Nếu biết chọn nơi cao ráo mát mẻ hay tiện lợi cho cuộc làm ăn thì nên chọn, cũng nên chọn người tốt mà chơi để học hỏi thêm điều hay.

Ở chọn nơi, chơi chọn bạn
  • Nên chọn cho mình nơi ở tốt, thuận tiện cho làm ăn sinh sống; chọn những người bạn tử tế mà chơi thì mới có cuộc sống yên bình.

Ở có nhân muôn phần không khó
  • ăn ở đức độ, nhân nghĩa thì được yên ổn.

Ở đầy gặp vơi
  • ăn ở tử tế, tốt bụng mà gặp sự đối xử tệ bạc, lật lọng.

Ở đời được mấy gang tay
  • Một đời người rất ngắn ngủi, hãy tận dụng mọi khoảng thời gian để sống có ích.

Ở đời muôn sự của chung, hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi
  • đề cao người có chí khí.

Ở gần nhà giàu, đau răng ăn cốm; ở gần kẻ trộm, ốm lưng chịu đòn
  • ở gần người như thế nào thì mình cũng bị ảnh hưởng của người đó. Nên chọn láng giềng tốt để cuộc sống được yên ổn.

Ở giữa chết chẹt
  • ở vào tình thế khó xử, bị cả hai phía dồn ép, không lối thoát. Cũng gần giống như câu: “trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết'.

Ở hiền gặp lành
  • ăn ở hiền lành thì được nhiều cảm tình của người chung quanh, nên được nhiều người giúp đỡ làm ăn xoay sở dễ chịu.

Ở hiền gặp lành
  • ăn ở hiền lành, tử tế thì sẽ gặp nhiều may mắn.

Ở hiền thì lại gặp lành, ở ác gặp dữ tan tành như tro
  • Gieo nhân nào thì gặt quả ấy. ăn ở hiền lành thì cuộc đời được may mắn, yên ổn; ăn ở độc ác thì sẽ phải chịu hậu quả.

Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta
  • Khuyên người ta phải khiêm tốn, không nên tự phụ mà hợm hĩnh.

Ở quen thói, nói quen sáo
  • (sáo: cách nói theo khuôn mẫu có sẵn). ăn ở, nói năng khi đã thành thói quen thì khó mà sửa đổi và có ảnh hưởng lâu dài đến tính cách.

Ở sao cho vừa lòng người, ở rộng người cười, ở hẹp người chê
  • Không thể sống cho vừa lòng tất cả mọi người.

Ở tinh gặp ma
  • Kẻ tinh ranh, quỷ quyệt lại gặp đối thủ mưu cao, dày dặn hơn. Cũng còn nói: “kẻ cắp gặp bà già'.

Ở yên chẳng lành, độc canh phải tội
  • Tự nhiên vô cớ lại chuốc lấy tai hoạ, mang vạ vào thân; gần giống như câu: “gông ngoài đường lại đeo vào cổ'.

Oai oái như nhái phải rắn
  • Kêu la luôn mồm, thảm thiết.

Oai phong lẫm liệt
  • Dáng vẻ, khí thế trang nghiêm, dũng mãnh.

Oan bằng Thị Kính
  • (hoặc "Oan (như) Thị Kính") Bị vu oan buộc phải nhận mà không có cách gì giãi bày, minh oan được; Nỗi oan khuất cùng cực mà không giãy bày được.
Về điển tích, xem truyện 'Quan âm Thị Kính".

Oan có đầu, nợ có chủ
  • Những việc oan trái đều phải có nguyên nhân, nợ nần bao giờ cũng có người chủ nợ; không phải tự nhiên mà bị mắc oan hay mắc nợ.

Oán cừu thì cởi, nhân nghĩa thì thắt
  • Nên cư xử với nhau bằng điều nhân nghĩa, xoá bỏ thù oán.

Oan hồn, hồn hiện
  • Những người bị chết oan thì linh hồn thường hiện về đòi báo oán. (theo quan niệm mê tín).

Oan Thị Màu
'Oan Thị Màu' là một thành ngữ phái sinh từ “oan Thị Kính” để nói đến việc đã rõ ràng mười mươi là do mình gây ra nhưng vẫn cứ kêu oan.

Oán thì trả oán, ân thì trả ân
  • Ân oán rạch ròi; có ơn nhớ trả, có oán phải đền, đó là luật xử sự ở đời.

Oang oang như lệnh vỡ
  • Âm thanh to và vang xa.

Ốc chẳng mang nổi mình ốc, ốc còn làm cọc cho rêu
  • Lo liệu cho mình chẳng xong lại còn ôm đồm, cáng đáng công việc của người khác.

Ốc làm chẳng nên thì sên phải chịu
  • Tự nhiên gánh phải cái vạ do người khác gây nên.

Ốc nhồi nổi ao, mưa rào lại tạnh
  • Một kinh nghiệm dự đoán thời tiết. đang mưa to thấy có ốc nhồi bám rìa ao là biết trời sắp tạnh ráo.

Ôm bầu mang tiếng thị phi
  • Bị mang tiếng oan; nỗi oan ức quá lớn, khó thanh minh.

Ôm chân núp bóng
  • Xu nịnh, bợ đỡ kẻ có quyền thế để cầu cạnh, dựa dẫm, nhờ vả.

Ốm đau chạy chữa thuốc thang, đừng đi xem bói, mua vàng, cúng ma
  • Không nên mê tín, không nên tin vào bói toán nhảm nhí.

Ốm lăn ốm lóc
  • ốm nặng triền miên đến mức không dậy nổi.

Ôm rơm nặng bụng
  • Tự nhận lấy việc làm cho mình bực bội, khó chịu; tự chuốc lấy vất vả, phiền phức mà lẽ ra không thuộc phận sự của mình.

Ốm tha già thải
  • Không bắt buộc người già cả, ốm yếu phải làm việc.

Ốm tiếc thân, lành tiếc của
  • Khi đau ốm thì lo tính mệnh, lúc khoẻ mạnh thì lo làm ăn, giữ của.

Ơn ai một chút chớ quên, oán ai một chút để bên dạ này
  • Khuyên người ta coi trọng ân nghĩa và rộng lòng vị tha.

Ơn bằng cái đĩa, nghĩa bằng con ruồi
  • Trách kẻ vô ơn, bội bạc.

Ôn cố tri tân
  • Ôn lại cái cũ để hiểu về cái mới.

Ơn dân nợ nước
  • Hưởng ơn huệ, bổng lộc của dân thì phải có trách nhiệm với đất nước.

Ông ăn chả bà ăn nem
  • Vợ chồng phân bì nhau để tranh nhau làm quấy thường là đi cờ bạc hay trai gái với người khác.

Ông bà ông vải
  • Ông bà, tổ tiên của gia đình.

Ông Bếp cũng nồng, ông Công cũng gớm
(cũng 'Vua Bếp cũng nồng, ông Công cũng gớm)
Cả hai bên đều ghê gớm, đáo để, chẳng bên nào vừa.

Ỏng bụng muốn trèo cây cao
  • đua đòi làm những việc không phù hợp với mình.

Ông cả nằm trên sập vàng cả ăn cả mặc lại càng cả lo

    Ông cả nằm trên sập vàng cả ăn cả mặc lại càng cả lo

  • ý nói: càng ở địa vị cao, càng phải lo lắng nhiều, tuy rằng được ăn sang mặc đẹp, còn người ở đại vị thấp thì tuy ăn mặc kém nhưng không phải lo lắng nhiều.

Ông chẳng bà chuộc
  • Lủng củng, không hoà hợp, mỗi người một ý không ai chịu ai.

Ông chẳng bà chuộc

    Ông chẳng bà chuộc

  • Sự tích xưa, có người đánh rơi viên ngọc, vợ chồng chẫu chàng bắt được. Người ấy xin chuộc lại. Vợ đồng ý 'chuộc thì chuộc', chồng thì dứt khoát 'chẳng chuộc'. Sự bất hòa của vợ chồng chẫu chàng, do nhân dân tưởng tưởng ra, đã tạo nên thành ngữ này để diễn đạt ý không thống nhất, không ăn khớp giữa người này với người khác. Nhiều thành ngữ như 'trống đánh xuôi, kèn thổi ngược', 'ông nói gà bà nói vịt' cũng diễn đạt ý này.

Ông đưa giò, bà thò chai rượu
  • Quan hệ có đi có lại, không ai bị thua thiệt.

Ông đùng bà đoàng
  • Cử chỉ thô bạo, chuyện trò lông bông.

Ông huyện chửa đi, ông tri đã lại
  • Hết kẻ này đến kẻ khác thay nhau bóc lột dân.

Ông nói gà bà nói vịt, ông bảo làm thịt, bà bảo để nuôi
  • Kẻ nói thế này, người nói thế khác không hợp ý nhau rồi kiếm chuyện cãi nhau.

Ông nói gà, bà nói vịt
  • Mỗi người một phách, không hiểu ý, không thống nhất quan điểm với nhau.

Ông sư có ngãi, bà vãi có nghì
  • (nghì: tức là nghĩa, cũng còn nói là ngãi.) chẳng ai kém ai.

Ông thánh còn có khi lầm
  • Tài giỏi đến mấy cũng không thể tránh được nhầm lẫn.

Ông thầy ăn một, bà cốt ăn hai
  • Người được mời, được thết đãi thì ăn ít, những người phụ, người ăn theo lại ăn nhiều hơn.

Ông thầy khoe ông thầy tốt, bà cốt cậy bà cốt hay
  • Ai cũng cho là mình hơn, cũng kể công mình tài giỏi, quan trọng.

Ông thầy khoe tốt, bà cốt khoe hay
  • Ai cũng khoe tài mình để kể công.

Ông Tơ bà Nguyệt
  • Vị thần định đoạt nhân duyên cho những cặp vợ chồng; người mai mối.

Ông trời còn chẳng vừa lòng thiên hạ
  • Trời đất tuy rộng lớn người ta còn có chỗ hờn như mưa chiều nắng gió...không ai ở cho vừa lòng người, hễ được lòng người này thì mất lòng người kia, vì quyền lợi cá nhân luôn luôn xung đột, ý mỗi người mỗi khác.

Ớt nào là ớt chẳng cay, gái nào là gái chẳng hay ghen chồng
  • đàn bà ai cũng có máu ghen, mà hễ ghen thì mất sáng suốt làm nhiều điều có hại cho gia đình và mất danh giá của chồng. làm đàn ông phải biết điều đó mà tránh cho vợ ghen tương.

Ớt nào là ớt chẳng cay, gái nào là gái chẳng hay ghen chồng
  • Tính ghen tuông của đàn bà là thường tình.

hat-giong

(Theo Từ điển Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam của GS. Nguyễn Lân – Nxb Văn hóa Thông tin tái bản 2010, có hiệu chỉnh và bổ sung; Từ điển Thành ngữ và Tục Ngữ Việt Nam của tác giả Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào…)

 65,408 total views,  168 views today