Nhập thành ngữ vào ô ‘Tìm kiếm’ để tra ý nghĩa và tìm hiểu thêm về thành ngữ.
Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam
There are currently 573 names in this directory beginning with the letter N.
Nạ dòng trang điểm, gái tơ mất chồng
- Nhiều khi cái vỏ ngoài nguỵ tạo khéo léo lại đánh ngã cái thực chất tốt đẹp; câu nói vừa là lời cảnh báo, vừa là sự thừa nhận thực tế có thật trong cuộc sống.
Nằm đất hàng hương hơn nằm giường hàng cá
- Làm nghề bán hương thì thơm tho, làm nghề bán cá tình tanh hôi.
Nằm gai nếm mật
- Câu này nói lên sự chịu đựng vất vả gian khổ để mưu việc lớn. Thời xuân thu ở trung quốc, câu tiễn là vua nước việt bị phù sai là vua nước ngô bắt làm tù binh, phải chịu mọi điều khổ nhục. Khi được thả về, câu tiễn thường nằm trên đệm gai, không ăn cao lương mĩ vị mà thường lấy tăm nhúng vào mật đắng để luôn nhắc nhở mình không quên mối thù xưa. Sau hai mươi năm chuẩn bị lực lượng, câu tiễn đã phục thù, đánh bại được ngô phù sai.
Nằm gai nếm mật
Nam mô a di đà phật, đổ mật vào nồi, chửa sôi đã nếm
- Miệng nói hay nói tốt, nhưng hành động thì tham lam, thô tục.
Nam mô một bồ dao găm, một trăm dao mác, một vác dao bầu, một xâu thịt chó
- Miệng nói hay nói tốt, nhưng trong lòng thì độc ác, xấu xa.
Nam mô một bồ lấy bốn, người ta đã khốn lại còn nam mô
- Miệng nói tử tế nhân nghĩa, nhưng thực chất thì tham lam, tàn bạo.
Nam nữ thọ thọ bất thân
- Quan niệm các cụ xưa: trai gái trao hay nhận vật gì, không được dùng tay chạm vào nhau
Năm thì mười họa
- Trong tiếng việt, thì còn đọc là thời (có nghĩa là lúc, thủa). Ví dụ: thời son trẻ, đương thì con gái, tứ thời, thời gian, thời tiết. Còn họa là từ thuần việt có nghĩa là ít có, có chăng. Ví dụ:
Năm thì mười họa
- - sắc đành đòi một, tài đành họa hai (truyện kiều)
- - vào sinh ra tử họa là thấy nhau (truyện kiều).
- (đừng lầm với họa từ hán. Họa là vẽ (họa sĩ), họa là đáp lại (họa vần thơ), họa là tai vạ rủi ro (họa vô đơn chí)).
- Thành ngữ năm thì mười họa Có nghĩa là thỉnh thoảng, họa hoằn mới có:
Năm thì mười họa hay chăng chớ - Một tháng đôi lần có cũng không. (hồ xuân hương)
Nam thực như hổ, nữ thực như miêu
- Con trai ăn nhanh và khoẻ (như hổ), con gái ăn uống nhỏ nhẹ (như mèo).
Năm tiền có chứng, mười quan có cớ
- (tiền, quan: đơn vị tiền thời xưa). đồng tiền làm thay đổi phải trái, trắng đen.
Nằm trong chăn mới biết chăn có rận(rệp)
- Có ở trong cuộc mới biết nỗi khó khăn của việc làm, hay điều xấu của người đồng bọn
Năm trước được cau, năm sau được lúa
- Kinh nghiệm trồng trọt. Năm trước được mùa cau thì năm sau được mùa lúa. Lúa và cau không được mùa cùng nhau.
Nặn như bà cô bóp con cháu
- (theo mê tín, bà cô ông mãnh là những người chết trẻ nên con cháu thường hay bỏ giỗ; vì vậy hễ gặp được con cháu nào hợp thì hành hạ bắt họ phải cúng giỗ). Câu thành ngữ có nghĩa chỉ sự bòn rút, vơ vét tàn nhẫn làm người ta điêu đứng, khổ sở.
Nắng chóng trưa, mưa chóng tối
- Ngày nắng thì cảm thấy buổi trưa đến sớm hơn vì thời tiết nóng bức, ngột ngạt. Ngày mưa trời âm u nên tối sớm.
Nắng đan đó, mưa gió đan gầu
- (đó: đồ dùng để bắt tôm cá; gầu: đồ dùng để tát nước). Khi trời nắng dài ngày thì đan đó chờ những ngày sau trời mưa to, tôm cá đầy đồng, đem bán sẽ đắt hàng. Khi trời mưa dài ngày thì đan gầu, vì bao giờ sau khi mưa dài cũng đại hạn, lúc đó đem gầu đi bán sẽ rất chạy
Năng nỏ mất cả ngõ lẫn mồm
- ăn nói đanh đá, ngoa ngoắt thì ai cũng ghét, không muốn gần gũi, chuyện trò, quan hệ.
Nát như tương
- Nát nhừ; quan hệ hư hỏng, rối ren trong gia đình hoặc tập thể; tâm trạng đau khổ, giày vò, tan nát; chất lượng tồi.
Nay tát đầm, mai tát đìa, ngày kia giỗ hậu
- (đìa: chỗ trũng giữa đồng có bờ chắn; giỗ hậu: những người chết không có con cái nhưng có ruộng cúng cho nhà chùa). Viện hết lý do này đến lý do khác để trốn tránh trách nhiệm, công việc.
Ném bùn sang ao
- Việc làm không có tác dụng, luẩn quẩn; cố tình trốn tránh, lấy việc này lấp liếm vào việc khác, không rõ ràng, không đàng hoàng.
Ném chuột còn ghê cũi bát
- Làm việc này, trừng trị kẻ này lại sợ làm ảnh hưởng, động chạm đến người khác, vật khác.
Ném đá ao bèo
- Việc làm quá nhỏ bé, bị những cái lớn lao hơn rất nhiều che lấp nên không có tác dụng, không thấm tháp gì.
Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay
- (nêu: cây nêu thường được trồng vào tết âm lịch). Người có chức trọng quyền cao nhưng không ngay thẳng.
Nêu cong thì bóng cũng cong
- ảnh hưởng của cha mẹ với con cái, ảnh hưởng của người trên với người dưới.
Ngậm bồ hòn làm ngọt
- Trong lòng chịu cay đắng, đau khổ mà không dám nói ra, ngoài mặt vẫn phải tỏ ra vui vẻ, ngọt nhạt.
Ngắn cổ bé miệng, kêu không thấu trời
- Thân phận người nghèo hèn bị oan ức, không thể bày tỏ được với người trên.
Ngang bằng sổ ngay
- Chiều ngang thì bằng phẳng, chiều dọc thì ngay ngắn; phân minh, thẳng thắn, rõ ràng.
Ngang cành bứa
- (cành bứa luôn mọc đâm ngang; cua luôn bò ngang). Rất ngang bướng, khăng khăng theo ý mình, nhất định không nghe lời khuyên bảo của bất kỳ ai.
Ngang tai, trái mắt
- Lời nói, việc làm ngang ngược, trái lẽ thường khiến không ai có thể chấp nhận được.
Ngày đàng không bằng gang nước
- Trở ngại của giao thông sông nước. đi bộ một ngày không ngại bằng phải qua khúc sông nhỏ.
Ngày lắm mối, tối nằm không
- Nhiều mối manh mà không đám nào thành; càng nhiều người quan tâm chú ý, hỏi han, càng nhiều mối quan hệ càng khó quyết định dứt khoát, cuối cùng không đâu vào đâu.
Ngây ngô như chúa Tàu nghe kèn
- Trạng thái đờ người ra, thờ thẫn, không hiểu gì; chê kẻ khờ dại, không hiểu gì ở xung quanh
Ngày vui ngắn chẳng tày gang
- Khi vui vẻ thì thấy thời gian trôi đi rất nhanh; cuộc sống vui buồn là sự thường. Phải luôn nhớ rằng, điều may mắn, chuyện vui vẻ thường chỉ thoảng qua ngắn ngủi, còn lại là khó khăn trở ngại, lo toan, buồn phiền.
Nghe con, lon xon mắng láng giềng
- Cách cư xử thiếu sáng suốt, khách quan, tế nhị. Chỉ vì nghe lời con trẻ mà bất hoà với hàng xóm.
Nghe như vịt nghe sấm
- Nghe những lời lẽ cao siêu, những lời lẽ quá tầm hiểu biết nên chẳng hiểu chi hết.
Nghèo (đói) cho sạch, rách cho thơm
- Giàu nghèo cũng nên giữ mình cho trong sạch, không gian tham, không làm sỉ nhục đến thanh danh.
Nghèo ngáy sâu, giàu lâu ngáy
- Vì nghèo nên không lo mất trộm, đặt lưng là ngủ ngay. Ngược lại giàu thì nơm nớp, nghe ngóng sợ mất trộm nên khó ngủ. Cảnh thảnh thơi của người nghèo.
Nghèo rớt mùng tơi
- Khi ta nấu canh mùng tơi, trong lá mùng tơi có nhiều rớt (nhớt) nên khi múc canh vào bát, môi canh bị trơn tuột, không dính tí gì. Nghèo rớt mùng tơi là nghèo xơ nghèo xác không có chút của cải gì.
- Thành ngữ này cũng còn một cách giải thích khác. Mùng tơi là phần trên của chiếc áo tơi (phần dày nhất và khâu kĩ nhất). Áo tơi thường làm bằng lá cọ hoặc lá đót. Khi áo tơi rách thì mùng tơi vẫn còn, dùng cho đến khi rớt (rơi) hết mùng tơi vẫn không có tiền mua áo khác, chứng tỏ nghèo lắm.
Nghèo rớt mùng tơi
Nghĩa tử là nghĩa tận
- Cái chết là bất hạnh lớn nhất; con người khi đã phải chấp nhận cái chết tức là chấm hết mọi quan hệ, cho nên câu nói có ý khuyên người đời hãy tha thứ để họ được chết yên ổn. đừng đòi hỏi, yêu cầu gì với người đã chết; câu nói còn có ý khuyên người ta nên xử sự nhân đạo, đúng tình người.
Nghiêng nước nghiêng thành
- Sắc đẹp kiêu sa, lộng lẫy của người phụ nữ khiến người ta say đắm, mê mẩn.
Ngọc bất trác, bất thành khí
- Ngọc không mài, không sáng. Con người không chăm chỉ rèn luyện, tu dưỡng thì không thể thành tài.
Ngốc đàn hơn khôn độc
- Thà cứ bình thường như mọi người là yên ổn, còn hơn một mình nổi lên để phải đương đầu với khó khăn, tai ương.
Ngồi gốc sung há miệng chực rơi (há miệng chờ sung)
- Thái độ lười biếng, chờ ăn sẵn bằng cách cầu may chứ không chịu lao động.
Ngồi mát ăn bát đầy, lầy cày không đầy bát
- Người nhàn hạ, thong dong mà được ăn no, ăn ngon, mặc đẹp; người lật đật, chăm chỉ, lam làm lại đói rách, khổ cực.
Ngựa long cương, ngựa cũng đến bến; voi thủng thỉnh voi cũng đến đò
- Không nên vội vã, hấp tấp, mọi việc đâu sẽ vào đó.
Ngựa mạnh chẳng quản đường dài
- Có thử thách lâu dài mới đánh giá đúng thực chất năng lực của người, vật…
Ngựa non háu đá
- Kẻ non nớt, ít kinh nghiệm lại hay hung hăng, khiêu khích, ham đối chọi với mọi người.
Ngựa quen đường cũ
- Ngựa nhớ đường đi vì qua lại nhiều lần; người hư hỏng thì rất khó sửa đổi vì đã quen cuộc sống phóng túng.
Ngựa quen đường cũ
- Thói quen khó bỏ, làm việc xấu dầu được khuyên bảo, cũng nhớ chuyện cũ mà làm quấy lại.
Ngựa quen đường cũ
- Thành ngữ này vốn gốc ở thành ngữ hán 'lõa mã thức đồ'. Do đâu có thành ngữ này ? chuyện xưa kể rằng: tề hoàn công đi đánh nước cô trúc. Lúc cất quân đi là mùa xuân, lúc trở về đã là mùa đông, băng tuyết phủ đầy nên lạc đường. Quản trọng bèn tâu:
- - thưa bệ hạ, trí nhớ của ngựa già rất tốt. Xin để con ngựa già đi trước dẫn đường. Quả nhiên, ngựa đã tìm được đường về.
- Trước kia, thành ngữ này được hiểu theo nghĩa: người có kinh nghiệm thường rất thành thuộc sự việc.
- Ngày nay, thành ngữ này mang nghĩa xấu dùng để chỉ những người không chịu rời bỏ thói hư tật xấu.
Ngựa quen đường cũ
Người ăn ốc, người đổ vỏ
- Người không được hưởng lợi lại phải gánh chịu hậu quả do người được hưởng lợi gây ra.
Người ăn thì còn, con ăn thì hết
- Cho người ta món quà, họ sẽ biếu lại món khác, cho con cái, chúng ăn hết, đâu biếu lại gì
Người bảy mươi học người bảy mốt
- Không ai dám phụ rằng khôn, rằng biết đủ mọi việc dù cho học nhiều cũng cần học hỏi thêm với người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm.
Người câm hay nói, thày bói hay nhìn
- (thày bói thường là người mắt bị mù). Chỉ người kém cỏi nhưng hay khoe mẽ.
Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững
- ý chí, chí hướng là điều quyết định nhất trong các phẩm chất của con người; được coi là nền tảng để xây dựng các chỉ tiêu, mơ ước trong cuộc sống. ý chí của con người tương tự như nền móng của ngôi nhà, quyết định ngôi nhà có vững chắc hay không.
Người có lúc vinh cũng có lúc nhục, nước có lúc đục cũng có lúc trong
- Muôn vật có lúc thịnh, lúc suy; đời người có lúc thế này, lúc thế khác, không nên bi quan cũng không nên lạc quan tếu.
Người cười ba tháng, không ai cười ba năm
- Chuyện không hay rồi người ta cũng quên đi dần, chẳng ai đàm tiếu mãi được.
Người cười trước làm chước cho kẻ cười sau
- Không phải bao giờ cũng tự nhiên bị mọi người chê cười, khinh rẻ, mà bao giờ cũng có ai đó tìm ra được cái để chê cười, khinh rẻ nên những người xung quanh vào hùa, a dua, thêm thắt làm cho mọi việc thêm nặng nề, phức tạp.
Người dại cởi truồng, người khôn xấu mặt
- Kẻ khù khờ, ngớ ngẩn làm mất mặt người khôn ngoan; không nên đến gần hoặc quan hệ với những kẻ ngu dại, điên rồ mà mang vạ vào thân, xấu hổ nhục nhã lây.
Người dốt như trông vào vách
- Phải tiếp xúc, làm việc với người ngu dốt thì cũng giống như phải úp mặt vào bức tường, bức vách; nỗi cực khổ khi phải làm việc hoặc chung sống với người ngu dốt, đần độn. Còn có nghĩa là: người dốt nhìn tất thảy mọi việc đều không hiểu gì, giống như nhìn vào bức vách.
Người dưng có ngãi thì đãi người dưng, anh em vô ngãi thì đừng anh em
- Không phải họ hàng, ruột thịt mà ăn ở tình nghĩa với nhau thì còn hơn ruột thịt mà lạnh nhạt.
Người đẹp về lụa, lúa tốt về phân
- Người dầu không đẹp nhưng biết cách trang điểm, mặc quần áo tốt cũng dễ coi.
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
- Cần chú ý việc bón phân đối với cây lúa. Con người cũng như mọi việc, muốn tốt đẹp phải chăm chút, tô vẽ.
Người đi không bực bằng người chực nồi cơm
- Một người đi, người ở lại, người ở lại muốn biết kết quả công việc và chờ đợi ở người kia nên thấy thời giờ đi rất lâu.
Người khôn nhọc lo, đứa dại ăn no lại nằm
- Người khôn biết lo trước tính sau nên mọi việc đều chu toàn, người dại chẳng biết lo nghĩ. Người khôn ngoan, giỏi giang thì nhiều việc đến tay, kẻ vụng về thì chẳng làm được việc gì cả.
Người khôn nói mánh, đứa dại đánh đòn
- Khôn ngoan thì dùng lời nói khôn khéo, kín đáo, không cần đến vũ lực.
Người không học như ngọc không mài
- Người khôn cần học để biết sự đời, ngọc quí cần được mài dũa để thành vật trang sức quý giá.
Người là vàng, của là ngãi
- Con người, tình cảm, lòng tin là quý hơn tất cả nên cần phân minh trong vay mượn nợ nần để giữ trọn tình nghĩa lâu dài.
Người làm nên của, của không làm nên người
- Không nên làm quá sức đến đau ốm, chết chóc thì không tiền của nào chuộc lại được. Không nên coi của cải lớn hơn con người.
Người làm sao chiêm bao làm vậy
- Người thế nào thì ước mơ thế ấy, người tham ước được của, người cờ bạc ước được tiền, người lành ước mơ có dịp giúp người.
Người mà không học khác gì đi đêm
- Người không chịu học hành thì dốt nát, ngu tối như người mò mẫm trong bóng đêm.
Người nào mặt nặng như mo, chân đi bặm bịch thì cho chẳng màng
- Nghĩa đen chỉ những người quá ục ịch, chậm chạp thì không làm được việc gì ra hồn, thường chỉ làm cho mọi việc thêm vướng víu, phiền hà. Nghĩa bóng chỉ hạng người khó dạy, không phục thiện, lì lợm, chây bửa…
Người như hoa ở đâu thơm đấy
- Người có phẩm chất, đạo đức tốt đẹp, đi đến đâu cũng được mọi người quý mến, tôn trọng.
Người ở xét công, vợ chồng xét nhân nghĩa
- Kẻ ăn người ở phải xét đến công lao, còn vợ chồng cần coi trọng tình nghĩa.
Người roi, voi búa
- Quản voi thì phải dùng búa, dạy người phải dùng roi vọt. Quan niệm giáo dục cũ cho rằng: roi vọt sẽ dạy được con người.
Người sống của còn, người chết của hết
- ở đời cái quý giá, quan trọng nhất là sự sống. Con người là vốn quý, có con người là sẽ có tất cả. Không thể có gì thay thế cho sự sống.
Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn
- Vai trò làm gương, mẫu mực của người lớn, bề trên sẽ giữ được phép tắc, giữ được kỷ luật trật tự trong gia đình cũng như ngoài xã hội; mọi sự lộn xộn, đổ vỡ hầu hết đều do không biết tổ chức, bảo ban, thiếu dạy bảo, làm gương của người có trách nhiệm.
Người vụng đan thúng giữa đường
- Vụng về thì làm việc ở chỗ đông người qua lại để mong nhờ người ta chỉ bảo nhưng chẳng bao giờ học được điều gì, cuối cùng thì chỉ hỏng việc.
Người xấu duyên lặn vào trong, bao nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài
- Chớ coi thường, khinh rẻ người có hình thức bề ngoài xấu, vì thông thường những người như vậy bên trong họ lại chứa đựng những phẩm chất tốt đẹp, năng lực riêng mà người khác không có được. Chính vì thế hãy tỉnh táo, chớ vì cái loè loẹt, bóng bẩy bề ngoài mà vội đánh giá người khác.
Nguồn đục thì dòng không trong, gốc cong thì cây không thẳng
- Câu này vừa mang nghĩa đen, vừa mang nghĩa bóng. Nghĩa đen thì ai cũng hiểu. Nguồn nước có trong thì dòng nước mới trong, gốc cây có thẳng thì cây mới vươn thẳng lên được.
- Nhưng nghĩa bóng mới là nghĩa có tác dụng giáo dục mọi người. Trong một gia đình, bố mẹ phải làm gương tốt cho con cái. Nếu bố mẹ làm điều bậy (nguồn đục, gốc cong) thì con sẽ bị nhiễm thói xấu. Có một câu ca dao đầy chất châm biếm:
- Con ơi nghe lấy lời cha
- Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm.
- Bố xấu như vậy thì con cũng sẽ thành trộm cắp. Trong gia đình, bố mẹ cần sống tốt để làm gương cho con cái.
Nguồn đục thì dòng không trong, gốc cong thì cây không thẳng
Ngưu lang Chức nữ
- (hoặc Ả Chức chàng Ngưu)
- Chỉ cảnh vợ chồng xa cách, biệt ly; ví như câu chuyện Ngưu lang và Chức nữ hàng năm chỉ được gặp nhau một lần.
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã
- Trâu tìm trâu, ngựa tìm ngựa. Thường có ý chê cười những kẻ xấu, hư hỏng tụ tập, kết bè với nhau.
Nhà có láng giềng nhà, đồng có láng giềng đồng
- ăn ở, làm lụng đều cần có quan hệ với người xung quanh.
Nhà có ngạch, vách có tai
- Dù có ở nơi kín đáo, vắng vẻ đến đâu cũng có thể có người nghe thấy, vì vậy cần cẩn thận ý tứ giữ mồm giữ miệng là điều luôn phải ghi nhớ.
Nhà giầu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột
- Nhà giàu không quen cực khổ, hễ gặp phải trở ngại sơ sài hay đau ốm chút đỉnh là lo lắng lăng xăng, lại cũng sẵn tiền dám chịu tốn hao, ngược lại nhà nghèo đã quen dày dạn, và không sẵn tiền, nên để lây lất cho qua những cơn rủi ro
Nhà giàu ngày ăn ba bữa, nhà khó đỏ lửa ba lần
- Giàu hay nghèo cũng kể là ngày ăn ba lần, nhưng ba bữa nhà giàu ăn là ba bữa no nê; nhà nghèo tuy cũng phải mang tiếng là ăn ba bữa nhưng chẳng bữa nào được no bụng.
Nhà giàu tham việc, thất nghiệp tham ăn
- Nhà giàu lại càng tham làm cho giàu thêm, nhà nghèo thì chỉ lo làm sao để có cái mà ăn.
Nhà giàu trồng lau ra mía, nhà khó trồng củ tía ra củ nâu
- Vận may thì cái gì cũng may, vận xấu thì làm gì cũng gặp rủi ro.
Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi
- Vai trò đảm đang của người vợ trong một gia đình nghèo khó và tầm quan trọng của vị tướng giỏi khi đất nước lâm nguy.
Nhà khó đẻ con khôn
- Nhà nghèo khó, con cái thường phải vất vả bươn chải sớm hơn con nhà giàu nên thông thạo mọi việc hơn.
Nhà không chủ như tủ không khoá
- Trong gia đình không có người quản lý, không có người cầm chịch thì những người khác tha hồ tự do thoải mái, thích làm gì thì làm nên mọi việc sẽ lộn xộn, lung tung, không có gì là chắc chắn.
Nhà ngói cây mít
- Cất nhà thì nên cất nhà cho bền, trồng cây thì nên trồng cây mít vì loại này sống lâu, nghĩa bóng là cơ sở vững bền.
Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
- Nhà nào được quét dọn sạch sẽ, bàn ghế lau chùi trơn bóng ai bước vào cũng nghe hơi thở nhẹ nhàng, không khí mát mẻ dễ chịu. mâm cơm cũng vậy, bát đĩa láng sạch không có mùi hôi, dầu đồ ăn chẳng ngon, ai dùng bữa cũng thấy ngon.
Nhác đâm thì đổi chày, nhác xay thì đổi cối
- Cung cách làm ăn dềnh dàng, tắc trách của người làm thuê.
Nhắc đến Tào Tháo, Tào Tháo đến
hoặc "Vừa nhắc đến Tào Tháo, Tào Tháo đến liền"
- Ý nói là vừa nói/nhắc đến ai thì người đó đã đến ngay sau đó.
- Ai đó xuất hiện quá mau lẹ.
- Ý nói là vừa nói/nhắc đến ai thì người đó đã đến ngay sau đó.
- Ai đó xuất hiện quá mau lẹ.
Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa
- Cày sâu thì lúa tốt, vì đất có tơi xốp lúa mới dễ hút màu; ví như cơm nhai kỹ thì ruột hấp thụ được nhiều.
Nhân vô thập toàn
- Con người không ai là toàn diện; chớ nên quá khắt khe với khuyết tật của người khác.
Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc
- Vào nhà ai phải lựa theo nền nếp, tục lệ nhà ấy, qua sông phải lựa đoạn nông, sâu; phải biết ăn ở, cư xử cho phù hợp với hoàn cảnh.
Nhất cận thị, nhị cận giang
- (thị: nơi chợ búa, buôn bán; giang: sông). Một kinh nghiệm chọn nơi ở, gần chợ đông vui sầm uất, gần sông tiện đường đi lại thì làm ăn buôn bán sẽ phát đạt.
Nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh điền
- (canh: làm; trì: ao; viên: vườn; điền: ruộng). Kinh nghiệm của nhà nông, muốn giàu có thì thả cá, thứ đến là trồng vườn và thứ ba là làm ruộng.
Nhất con nhì cháu thứ sáu người dưng
- Về mặt tình cảm phải lo con trước rồi mới đến cháu, có thừa lắm mới tới người xa lạ.
Nhất con, nhì cháu, thứ sáu người dưng
- Con cháu ruột rà bao giờ cũng gần gũi nhất rồi mới đến người ngoài; tình cảm máu mủ bao giờ cũng hơn.
Nhất cử lưỡng tiện
- Khéo kết hợp, làm một lần được nhiều việc hoặc làm một việc có tác dụng nhiều mặt.
Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô
- Dầu chỉ có một con trai cũng được kể là con mình, còn người con gái cũng kể như không có. con trai có con đều lấy họ nhà mình, con gái lấy chồng đều theo họ nhà chồng, đó là quan niệm thời trước.
Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô
- Quan niệm trọng nam khinh nữ. Sinh được một con trai mới được gọi là có con, sinh được mười con gái cũng coi như không có con.
Nhất ngôn kí xuất, tứ mã nan truy
- Một lời đã nói ra, bốn ngựa đuổi theo không kịp. Khuyên người ta phải hết sức thận trọng khi nói năng.
Nhát như cáy
- Sợ sệt, nhút nhát, không dám đối mặt với bất cứ việc gì giống như con cáy chỉ nghe tiếng động nhẹ đã vội vã rụt vào lỗ.
Nhất quận công, nhì không lều
- Người giàu sang, quyền quý có cái sung sướng thì kẻ nghèo hèn (không lều) cũng có cái sướng là không bị gò bó.
Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ
- Theo sự sắp hàng ngày trước, người theo nghề nghiên bút đứng trước người làm ruộng, nhưng khi đói kém thì người làm ruộng được đứng trên, vật gì cũng chẳng hơn đồng tiền bát gạo.
Nhất sĩ nhì nông; hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ
- Nhà nông làm ra lúa gạo được thời xưa đánh giá là quan trọng nhất.
Nhất sự suy vạn sự
- Biết một việc là có thể suy ra được nhiều việc khác; nắm được điều cơ bản thì mọi điều đều hiểu rõ.
Nhất tội nhì nợ
- Khổ nhất là phạm tội, bị gông cùm, xa vợ con, thứ nhì là mắc nợ lo chạy ngược chạy xuôi. ở đời cần tránh hai việc đó.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Phải tôn kính, biết ơn người dạy bảo mình (dù chỉ là nửa chữ).
Nhất vợ nhì trời
- Lời mai mỉa kẻ sợ vợ cho rằng trên đời kẻ ấy coi vợ trên hết rồi mới tới trời, các việc khác ở sau.
Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò
- đây là thành ngữ chỉ nghề làm gốm sứ. Muốn có sản phẩm tốt phải chú ý ba yếu tố: xương, da, dạc lò. Xương là chất đất để nặn ra sản phẩm, da là chất men dùng tráng mặt ngoài của sản phẩm (có vài chục chất men để tạo màu sắc khác nhau), dạc lò là độ nóng của lửa nung. Cũng có người giải thích dạc lò là hình dáng lò nung. Lò nung phải xây đúng cách để khi nung, độ nóng tỏa đều khắp thì sản phẩm mới đẹp.
Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò
Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng
- Người cùng anh em, nòi giống phải thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa
- đông người mà thiếu tổ chức phân công cho rành thì công việc không chạy, việc thì đôi ba người dành làm, việc thì không ai ngó tới.
Nhiều thầy thối ma, nhiều cha con khó lấy chồng
- Càng đông người càng phức tạp, càng dễ hỏng việc vì mỗi người một ý kiến không biết đằng nào mà theo.
Nhiều tiền ăn thịt, ít tiền ăn nây
- (nây: thịt bụng không ngon). Quy luật tất yếu về tương quan giữa tiền bạc với giá trị hàng hoá.
Nhiều tiền thiên niên vạn đại, ít tiền làm lại làm đi
- đầu tư nhiều thì bền lâu, tốn kém ít thì chóng hỏng phải sửa đi sửa lại.
Nhịn đói nằm co, hơn ăn no phải làm
- Thà nhịn đói mà được ở không, sung sướng hơn là ăn no mà phải làm việc, đó là lý luận của kẻ lười biếng.
Nhìn xa trông rộng
- Sáng suốt, hiểu biết, có khả năng dự đoán trước mọi việc mà người khác chưa thấy để tính toán, phòng bị.
Nhớn đầu, to cái dại
- Lớn tuổi nhưng còn dại dột; người có địa vị cao mà dại dột thì thiệt hại càng lớn.
Nhớn nhưng nhớn chuối hột, bé nhưng bé hạt tiêu
- To xác nhưng không ra gì, bé nhưng sâu sắc, đáo để, được việc.
Như con Điêu Thuyền
Trong dân gian, người ta hễ cứ thấy đàn bà con gái không đứng đắn, điêu ngoa thì gọi là "như con Điêu Thuyền”, “Đồ Điêu Thuyền”, “Đĩ thõa như con Điêu Thuyền”.
Qua truyện Tam quốc diễn nghĩa, có hai luồn ý kiến cho rằng nhân vật Điêu Thuyền là:
1) Một liệt nữ xả thân cứu nước;
2) Một kẻ lẳng lơ, không đứng đắn.
Qua truyện Tam quốc diễn nghĩa, có hai luồn ý kiến cho rằng nhân vật Điêu Thuyền là:
1) Một liệt nữ xả thân cứu nước;
2) Một kẻ lẳng lơ, không đứng đắn.
Như trứng để đầu đẳng
- (đẳng: cái bàn gỗ dài và cao thời xưa dùng để làm bàn thờ). Mong manh, không chắc chắn, rơi vỡ lúc nào không biết.
Như vợ chồng Ngâu
- Xa cách, rất hiếm có cơ hội gặp gỡ. Câu này hàm ý chỉ cảnh vợ chồng xa cách, biệt ly.
Nhũn như chi chi
- Thành ngữ này thường được dùng để chỉ thái độ nhún nhường sợ sệt hoặc bị lép vế trước kẻ khác. Chi chi là trrn một loài cá nhỏ, thân rất mềm. Con chi chi bị vớt lên khỏi mặt nước thì chỉ một giờ sau đã nhũn, thân bị bấy ra. Chi chi dùng làm mắm rất tốt vì mau ngấu. Nhũn từ nghĩa đen (nát bấy ra) đã được dùng với nghĩa nhũn nhặn để chỉ thái độ con người.
Nhũn như chi chi
Những người cưa sừng xẻ tai, chẳng long tai thì gãy cuống
- Với hình thức vẹo vọ, bị cắt gọt, chắp vá thì chắc chắn nội dung chẳng ra gì, không chứng này cũng tật kia.
Niêu cơm Thạch Sanh
Câu thành ngữ chỉ của cải vật chất không bao giờ hết, hết lại có, vơi lại đầy.
Niêu là một loại nồi nhỏ được làm bằng đất nung để nấu cơm, kho cá.
Thạch Sanh là nhân vật trong truyện cổ tích, hiền lành khỏe mạnh có công giết đại bàng cứu công chúa. Niêu cơm Thạch Sanh biến hóa, ăn không bao giờ hết.
Niêu là một loại nồi nhỏ được làm bằng đất nung để nấu cơm, kho cá.
Thạch Sanh là nhân vật trong truyện cổ tích, hiền lành khỏe mạnh có công giết đại bàng cứu công chúa. Niêu cơm Thạch Sanh biến hóa, ăn không bao giờ hết.
No ăn nhà bếp, chóng chết quản voi
- Mỗi nghề có cái sướng, cái khổ riêng. Quản voi là người điều khiển voi làm việc, một nghề rất vất vả.
No ăn, đắt bói; đói ăn, đắt khoai
- Giàu có, no đủ mới nghĩ đến chuyện bói toán; thiếu thốn, nghèo đói còn phải vất vả lo miếng ăn.
No ba ngày tết, đói ba tháng hè
- Tục ăn tết thời xưa. Dù đói cũng vay mượn để ăn no ba ngày tết, sau đó là những ngày đói khát.
Nợ chẳng phải hoa để mà ngửi
- Không ai muốn chây ì trả nợ, nhưng vì chưa có điều kiện mà phải chịu chậm trễ.
No dồn, đói góp
- Chi tiêu, ăn uống không có chừng mực. Lúc có thì phung phí quá nhiều, lúc hết thì thiếu đói chẳng có gì; còn có ý nói: ăn uống chi tiêu phung phí thì cái đói sẽ lâu dài.
No hết ngon, giận hết khôn
- ăn đã no rồi thì không còn thấy ngon nữa; giận dữ quá mất hết tự chủ, hành động nói năng bừa bãi.
Nó lú, có chú nó khôn
- Người dại khờ, lú lẫn nhưng bên cạnh còn có người tỉnh táo chỉ bảo điều hơn lẽ thiệt; không nên thấy người ta khờ khạo, dại dột mà chèn ép, bắt nạt.
Nợ như chúa Chổm
- Về điển tích, chúa Chổm chính tên là Lê Ninh. Thời nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, là hoàng tử nhưng ông rất khéo. Tuy vậy, các quán ăn ở kinh đô, nếu được ông mở hàng thì rất đắt khách. Vì vậy, nhiều quán mời ông ăn chịu và ghi nợ. Khi được lên làm vua, (tức vua Lê Trang Tông) các chủ quán đến đòi nợ. Vua ra lệnh mở kho để trả nợ nhưng trả nhiều lần chưa hết vì có kẻ đòi nợ khống. (theo truyền thuyết, khi vua đi dạo, hễ đi vào phố cấm chỉ thì không ai được theo đòi nợ nữa) (phố Cấm Chỉ ở đầu phố Hàng Bông, gần Cửa Nam ngày nay).
Nợ nần chồng chất nhiều nơi, nhiều người.
No ra Bụt, đói ra ma
- (cũng 'No nên Bụt, đói nên ma')
- Người đủ ăn dễ giữ đạo làm người, người túng thiếu hay làm liều
- Ảnh hưởng của đời sống vật chất đối với tính nết con người.
Nóc nhà xa hơn kẻ chợ
- Việc thiết thực lại không được chú ý, chỉ quan tâm đến những cái viển vông, xa xôi.
Nội bất xuất, ngoại bất nhập
- Trong không thể ra, ngoài không thể vào; cắt đứt mọi liên lạc giữa bên trong và bên ngoài.
Nói con rắn trong lỗ bò ra
- Nói năng ngọt ngào, có sức hấp dẫn, thuyết phục đến mức ai cũng phải nghe theo.
Nổi cơn tam bành
- Nghĩa của thành ngữ này là nổi giận lên mà làm điều ác:
- Mụ nghe nàng mới hay tình
- Bây giờ mới nổi tam bành mụ lên.
- (truyện kiều)
- Theo thuyết của đạo gia, trong con người có ba vị ác thần là bành kiều, bành cứ, bành chất. Ba vị này thường xui ta làm điều ác.
Nổi cơn tam bành
Nồi da nấu thịt
- Những người đi săn thú muốn làm thịt ăn ngay ở giữa rừng nhưng không có nồi. Họ thường lột da con thú căng ra làm nồi để nấu thịt con thú ấy. Câu này nói ý cùng ruột rà máu mủ mà làm hại lấn nhau, giống câu vỏ đậu nấu đậu
Nồi da nấu thịt
Nói dối như Cuội
- (hoặc) Nói dối như cuội
- Nói dối thường xuyên, nói sai sự thật một cách cố ý nhằm che dấu điều gì
Nồi đồng đánh gio lại sáng
- đồ vật năng cọ rửa thì trông đỡ cũ kỹ; con người năng tu luyện trở nên tốt.
Nồi đồng lại úp vung đồng
- Thứ nào, loại nào thì lại phù hợp, thích ứng với thứ ấy, loại ấy; người đàn ông thế nào thì lại có người đàn bà như thế phù hợp, vợ chồng tương xứng mọi mặt.
Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật
- Nên nói thẳng vào câu chuyện, sự việc thì tốt hơn là rào đón mất thì giờ và thiếu thành thật.
Nói khoác gặp dịp
- Nhờ may mắn mà những lời nói khoác lác, khoe khoang khác xa sự thật lại trở thành đúng.
Nói khoác một tấc đến trời
- Nói nhiều, ba hoa khoác lác, khoe khoang tài giỏi nhưng thực chất chẳng có tài cán gì.
Nòi nào giống ấy
- Cha mẹ thế nào thì con cái thế ấy; đạo đức, phẩm chất của con cái ảnh hưởng trực tiếp từ sự giáo dục và nền nếp gia đình.
Nồi nào vung ấy
- Thuộc loại nào thì thích ứng, phù hợp với loại ấy; người đàn ông thế nào thì lại có người đàn bà tương xứng như thế; vợ chồng tương xứng mọi mặt.
Nói nhấm nhẳng như cẳng bò thui
- Nói không dứt khoát, lúc thế này, lúc thế khác, tỏ vẻ bực bội, khó chịu.
Nói nhăng nói Cuội
- Nói nhăng nói cuội là nói vu vơ, hão huyền cũng như thành ngữ nói hươu nói vượn. Nói không thật, vu vơ, nhăng nhít, không đáng tin cậy.
- Nhăng là từ cổ có nghĩa là băng nhăng qua quýt…
- Cuội là một nhân vật trong truyện kể dân gian, nổi tiếng nói dối (nói dối như cuội).
- Cũng có người cho rằng thành ngữ này là 'nói giăng nói cuội' (giăng là mặt trăng, chỉ ý xa vời, không thực tế). Dù hiểu cách nào thì nghĩa cũng giống nhau.
(hoạc) Nói nhăng nói cuội
Nói như pháo, làm như lão
- Nói thì mạnh mẽ, giòn giã nhưng làm thì uể oải, bôi bác. Cũng có khi nói: “nói như rồng cuốn, làm như mèo mửa'.
Nói như vặt miếng thịt
- Nói đay nghiến, chì chiết sâu cay khiến người ta chỉ nghe mà đau đớn như bị vặt từng miếng thịt ra khỏi cơ thể.
Nói thật mất lòng
- Người ta thường không thích nghe người khác nói những cái dở, cái sai trái của bản thân.
Nói thật mất lòng
- Thói đời không ưa nói thật nói thẳng, chỉ ra cái dở, cái xấu cho người ta biết mà tránh, khuyên người ta làm điều phải lại hay bị oán giận, bực tức.
Nơi thì bóc quần bóc áo, nơi thì nấu cháo cho ăn
- Có kẻ thì bóc lột, vơ vét nhưng có người lại cưu mang, chia sẻ.
Nồi tròn úp vung méo, úp sao cho vừa
- Vợ chồng không xứng đôi với nhau, dù cố gắng đến đâu thì vẫn không thể ăn nhập với nhau được.
Nồi tròn úp vung tròn, nồi méo úp vung méo
- Nói về sự tương xứng trong đôi lứa, vợ chồng. ứng với loại người thế nào thì nên chọn đối tượng thích hợp, sẽ dễ dàng hơn và tốt đẹp hơn. Câu nói còn có ý khuyên người ta nên chấp nhận một thực tế thua kém nào đó, vì mình quả không xứng đáng được hưởng cái hay hơn, tốt hơn.
Nói với người say như vay không trả
- Nói với người say thì mất công, vô ích, vì người say không làm chủ được bản thân mình nên nói nhiều mà không bao giờ nghe người khác nói.
Nói xuôi cũng được, nói ngược cũng được
- Láu lỉnh, nguỵ biện; còn có ý chỉ loại người nói năng lắt léo, không giữ lời.
Non chẳng uốn, già nổ đốt
- (đốt: là từng đoạn của cây tre, nếu bẻ cong quá mạnh tay sẽ bị nổ và gãy cả cây). Câu thành ngữ có ý nói: dạy con cái phải dạy từ lúc nhỏ tuổi, khi đã lớn hư đốn thì không thể cứu vãn nổi.
Nón không quai, thuyền không bến
- Hoàn cảnh, tình thế bấp bênh, chòng chành, không vững chắc. Thường ví với người đàn bà không chồng.
Nóng như Trương Phi,
Tính tình nóng nảy, bộc trực, không kiềm chế được.
Nhân vật Trương Phi trong truyện Tam quốc là người nổi tiếng với tính tình nóng nảy.
Nhân vật Trương Phi trong truyện Tam quốc là người nổi tiếng với tính tình nóng nảy.
Nốt ruồi ở tay, ăn vay cả đời
- Người xưa quan niệm ai có nốt ruồi ở tay thì suốt đời nghèo khổ, nợ nần.
Nữ thập tam, nam thập lục
- Theo tục lệ thời xưa, con trai đủ 16 tuổi, con gái đủ 13 tuổi là dựng vợ gả chồng được.
Nửa chay nửa mặn
- (ăn chay: ăn toàn thức ăn từ thực vật như rau, đậu). Dở dang, lẫn lộn thứ nọ với thứ kia; mập mờ, không rõ ràng.
Nửa đêm ba ngày, nửa ngày một cữ
- Bão bắt đầu nổi lên về đêm thì sẽ tan trong ba ngày, nếu bão nổi lên từ trưa sẽ kéo dài một tuần lễ. (kinh nghiệm xưa).
Nứa trôi sông chẳng dập thì gãy, gái rẫy chồng chẳng chứng nọ thì tật kia
- Nứa bị rời khỏi bè, bị tác động của sông nước thì không thể còn nguyên lành; người đàn bà bỏ chồng thường bị dư luận xã hội đánh giá không tốt (quan niệm xưa).
Nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng châu chấu ngã ai dè xe nghiêng
- Có ý chí quyết tâm lớn, có thể làm được những việc vượt quá khả năng nhiều lần.
Nước chảy bèo trôi
- Phó mặc mọi sự cho số phận tự nhiên, không có ý chí hay phương hướng của riêng mình; đến đâu hay đến đó.
Nước chảy chỗ trũng
- Của cải, lợi lộc cứ dễ dàng rơi vào tay kẻ giàu có; đã giàu có lại còn gặp may mắn nên càng giàu thêm.
Nước chảy đá mòn
- Nước róc rách chảy lâu ngày cũng làm mòn đá, người tối dạ tới đâu cố gắng học cũng giỏi.
Nước chảy xuôi, bè kéo ngược
- Mỗi người một phách, không ăn khớp với nhau; hành động không phù hợp với quy luật, hoàn cảnh.
Nước chè Tàu, trầu cơi thiếc
- (cũng 'Nước chè Tàu, giầu cơi thiếc')
- Đồ ăn uống sang trọng (để đãi khác, tỏ lòng hiếu khách).
- Cảnh sống đầy đủ, lịch sự của những người giàu sang.
Nước có nguồn, cây có gốc
- Cái gì cũng có nguyên nhân, nguồn gốc của nó; phải luôn nhớ đến tổ tiên, cha ông, nguồn cội.
Nước có nguồn, cây có gốc
- điều gì cũng phải có nguyên nhân nguồn gốc; cần nhớ đến cội nguồn, cha ông.
Nước đến chân mới nhảy
- Không biết tính toán, trù liệu từ trước, để việc xảy ra đến nơi mới vội vàng tìm cách đối phó.
Nước đổ bốc chẳng đầy thưng
- đã có sự xô xát, đổ vỡ về quan hệ tình cảm thì không thể hàn gắn, vun đắp lại trọn vẹn như trước.
Nước đục bụi trong
- Thành ngữ này nói lên cảnh trái ngược, những việc làm bất đắc dĩ, trái với ý muốn: nước trong mà lại đục, bụi đục mà lại trong.
- Ví dụ:
Lỡ làng nước đục bụi trong
Trăm năm để một tấm lòng từ đây.
- (truyện kiều)
- Tục ngữ ta có câu 'chết trong còn hơn sống đục'để khuyên ta sống trong sạch, thà chết còn hơn làm điều phi nghĩa, bất lương.
Nước đục bụi trong
Nước khe đè nước suối
- Cảnh chèn ép, chen lấn, hãm hại nhau mặc dù cùng hoàn cảnh. Câu nói có ý chê cười, phê phán chuyện tranh giành nhau cái tiếng, cái thế.
Nước lã mà vã lên hồ
- Không có điều kiện cơ sở vật chất mà làm nên việc lớn. Tài giỏi, làm nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng.
Nước lên rồi nước lại ròng
- (ròng: xuống). Nước lên rồi nước lại xuống; cuộc đời có lúc thế này, lúc thế khác, không có gì là vĩnh viễn.
Nước lụt, chó nhảy bàn độc
- (bàn độc: bàn để đọc sách, bàn để đồ thờ cúng). Nhờ có cơ hội, kẻ hèn kém, bất tài nhảy lên địa vị cao sang.
Nước mắt chảy xuôi
- Cha mẹ dồn hết tình thương yêu cho con cái; con cái dẫu có hiếu thuận với cha mẹ thế nào cũng chỉ đáp được một phần công lao nuôi dưỡng của cha mẹ.
Nước mắt chảy xuôi
- Tình cảm giữa người thân bao giờ cũng bắt đầu từ trên đi xuống. ông bà cha mẹ thương con cháu nhiều hơn là con cháu thương ông bà.
Nước suối có bao giờ đục
- Nước suối bao giờ cũng chảy từ nguồn ngầm ra nên luôn giữ được trong sạch, tinh khiết. Làm đục nước suối thì sau một thời gian ngắn nước sẽ tự trong trở lại.
Nước xa khôn cứu lửa gần
- Nguồn nước ở xa thì không thể dập tắt được ngọn lửa đang cháy ở gần; bất lực trước hoàn cảnh.
Nuôi cáo trong nhà
- Nuôi dưỡng, giúp đỡ kẻ ranh mãnh, độc ác, có thể rắp tâm phản bội, làm hại mình bất cứ lúc nào mà không hề hay biết.
Nuôi con mới biết lòng cha mẹ
- Có qua vất vả vì con cái mới hiểu được nỗi nhọc nhằn, tình thương yêu của cha mẹ dành cho mình.
Nuôi con trong dạ, đổ vạ cho ông vải
- Có thai nghén không chịu kiêng khem giữ gìn thận trọng đến khi xảy ra chuyện lại đổ vạ tại ông bà tổ tiên không phù hộ, bảo vệ.
Nuôi dâu thì dễ, nuôi rể thì khó
- Con dâu không phải chiều chuộng; con rể khó chiều (dâu là con, rể là khách).
Nuôi ong tay áo
- Trong thực tế, không ai nuôi ong ở tay áo cả vì ong dễ đốt vào người. Ong ở đấy được dùng để chỉ kẻ xấu.
- Câu này mang ý nghĩa: nuôi dưỡng giúp đỡ kẻ xấu thì kẻ xấu có khi lại phản bội lại mình, làm hại mình.
- Tuy vậy cũng không nên hiểu một chiều. Thực tế, kẻ xấu cũng cần sự giúp đỡ, giáo dục để trở thành người tốt. Xã hội ta đã cải tạo được nhiều người xấu trở thành người hữu ích.
- Câu này chỉ dùng khi người nuôi dưỡng, giúp đỡ đã bị phản bội.
Nuôi ong tay áo
Nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà
- Nuôi dưỡng, giúp đỡ kẻ xấu, phản chủ, rắp tâm hại mình mà không biết.
Nuôi ong trong tay áo
- Chứa chấp nuôi dưỡng kẻ không biết điều thường bị chúng lấy ơn làm oán mà hại mình.
Nuôi tằm không lá, nhổ mạ đứt trối
- (trối: đốt ở sát mặt đất của cây mạ, có vòng rễ ăn vào đất). Nhổ mạ mà để đứt trối thì khi cấy xuống mạ sẽ chết; chỉ người vụng về, hèn kém.
Nuôi vịt, vịt đẻ trứng ra; có công nuôi gà, gà gáy cho nghe; nuôi lợn tiền bạc thi nhau về
- Lợi ích của việc chăn nuôi.
(Theo Từ điển Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam của GS. Nguyễn Lân – Nxb Văn hóa Thông tin tái bản 2010, có hiệu chỉnh và bổ sung; Từ điển Thành ngữ và Tục Ngữ Việt Nam của tác giả Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào…)