Nhập thành ngữ vào ô ‘Tìm kiếm’ để tra ý nghĩa và tìm hiểu thêm về thành ngữ.
Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam
There are currently 72 names in this directory beginning with the letter D.
Da mồi tóc bạc
- Thành ngữ này dùng để miêu tả những người cao tuổi. Tóc bạc là tóc trăng như bạc. Da mồi là da bị vết lốm đốm, thường có màu nâu như mai con đồi mồi. đồi mồi thuộc họ rùa sống ở ven biển, mai có hoa rất đẹp, dùng làm lược hoặc kẹp tóc.
- Tóc quăn chải lược đồi mồi
- Chải đứng chải ngồi quăn vẫn hoàn quăn
- (ca dao)
Da mồi tóc bạc
Da ngựa bọc thây
- (ngày xưa, khi các viên tướng lĩnh chiến đấu ngoài mặt trận bị hy sinh phải lột da ngựa bọc xác để chôn cất). Xả thân ngoài chiến trường.
Dại làm cột con, khôn làm cột cái
- Ai khôn ngoan thì được ở địa vị quan trọng; phụ nữ khôn ngoan không phải chịu cảnh lẽ mọn.
Dai như chão
- (chão là loại dây to và rất chắc được bện bằng sợi gai). Kéo dài lằng nhằng không đứt, gây cảm giác khó chịu.
Dân ngu khu đen
- (khu: mông) lối nói miệt thị của bọn thống trị thực dân ngày xưa chỉ những người dân lao động hèn kém.
Danh chính ngôn thuận
- đủ tư cách, khả năng để đảm trách công việc nào đó; được pháp luật hoặc mọi người thừa nhận, có danh nghĩa đàng hoàng thì lời nói mới có trọng lượng.
Dao sắc chẳng chặt (gọt) được chuôi
- Cha anh tài giỏi dạy bảo người ngoài thì được nhưng không dạy bảo được con em trong nhà; người dù tài đức đến đâu cũng có phần việc phải nhờ cậy người khác giúp.
Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng
- Nàng dâu ăn ở không tốt làm cho họ hàng xa lánh; nhà nuôi chó dữ thì hàng xóm cũng e ngại, không dám sang chơi bời, thăm viếng.
Dây mực mất lòng cây gỗ cong
- (dây thẳng mất lòng cây gỗ quẹo): lời nói thẳng khiến cho những kẻ có tính ngoắt ngoéo, quanh co không được bằng lòng.
Dĩ hoà vi quý
- Thái độ coi sự hoà thuận, êm ấm là quý hơn cả, có thể từ đó sinh ra xuê xoa không phân biệt phải trái.
Dĩ hoà vi quý
- Coi sự hoà thuận, yên ổn là quý hơn cả, có thể từ đó sinh ra xuê xoa, không phân biệt phải trái, tốt xấu.
Dị mộng đồng sàng
- Nằm cùng một giường mà có những giấc mơ khác nhau; cùng chung sống với nhau, có quan hệ bề ngoài gắn bó nhưng tâm tư tình cảm thì không giống nhau.
Dở ông dở thằng
- Người có đôi chút kiến thức nhưng không có công danh, địa vị gì trong xã hội; người dở dở ương ương, sang không ra sang, hèn chẳng ra hèn, lúc thế này lúc thế khác
Dốc bồ thương kẻ ăn đong
- Vốn ở trong hoàn cảnh đầy đủ đến lúc khó khăn mới thông cảm với kẻ thiếu thốn. Thường đi liền với câu: “dốc bồ thương kẻ ăn đong, goá chồng thương kẻ nằm không một mình'; có rơi vào hoàn cảnh khốn đốn, éo le mới thấu hiểu và thương người khốn đốn, éo le.
Dốc bồ thương kẻ ăn đong
- Nông dân thường đựng thóc vào bồ. Dốc bồ là nhà hết thóc. Khi đó mới thương những người đi đong gạo ăn hằng ngày. Câu này ý nói có cùng cảnh ngộ thì mới thương nhau, dễ thông cảm với nhau.
Dốc bồ thương kẻ ăn đong
Dốt đặc cán mai – dốt có chuôi
- Mai là dụng cụ dùng để đào đất. Cán mai thường làm bằng táu, một thứ gỗ rất cứng để khi bẩy đất không bị gãy cán. Dốt đặc cán mai ý nói đầu óc bị đặc như cán mai, không có chỗ để nhét chữ vào được.
- Dốt có chuôi (dốt co đuôi) là do điển tích xưa. Một thầy đồ được mời đến cúng cho gia chủ tên là tròn. Thầy không biết viết chữ tròn nên khoanh một vòng. Có kẻ tinh nghịch sổ thêm một nét thành cái gáo. Gáo dừa thường có chuôi (cán) dùng để cầm. Khi cúng, thầy đọc tên là gáo làm cho gia chủ bực mình.
Dốt đặc cán mai – dốt có chuôi
Dửng dưng như bánh chưng ngày tết
- (ngày tết nhà ai cũng có bánh chưng, đi đâu cũng được mời ăn bánh chưng nên dễ chán ngán). Thờ ơ, không thiết tha, mặn mà.
Dương dương tự đắc
- Tự đắc ý, thoả mãn với hành động, việc làm của mình mà kiêu ngạo, vênh váo với mọi người.
(Theo Từ điển Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam của GS. Nguyễn Lân – Nxb Văn hóa Thông tin tái bản 2010, có hiệu chỉnh và bổ sung; Từ điển Thành ngữ và Tục Ngữ Việt Nam của tác giả Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào…)