Nhập thành ngữ vào ô ‘Tìm kiếm’ để tra ý nghĩa và tìm hiểu thêm về thành ngữ.
Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam
There are currently 465 names in this directory beginning with the letter C.
Cá bể chim ngàn
- (cá biển chim rừng). Cuộc sống tự do tự tại, tha hồ bay nhảy, không bị gò ép, bó buộc.
Cà cuống chết đến đít còn cay
- Kẻ bảo thủ, ngoan cố, không chịu thừa nhận thất bại hay cái sai của mình.
Cá không ăn muối cá ươn
- Con cái phải biết nghe lời răn dạy của cha mẹ mới nên người. Thường đi liền hai câu : “cá không ăn muối cá ươn. Con cãi cha mẹ trăm đường con hư'.
Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư
- Con cái cãi lời cha mẹ, phần nhiều đều hư, hơn nữa, theo đạo hiếu, đó là tội bất hiếu thứ nhất trong 3 tội bất hiếu. Thời nay, nhất là ở nước văn minh, cần xét lại câu này. Nói chung, khi gặp điều không đúng, không vừa ý, con cái không nên cãi, nhưng nên nói lại tử tế, bình tĩnh, kính trọng.
Cá lớn nuốt cá bé
- Thói đời, thường mạnh hiếp yếu, cần giáo dục đạo làm người để bớt cái luật cạnh tranh ấy, để đời sống trường tồn, tốt đẹp.
Cá nằm trên thớt
- ở vào tình thế nguy kịch, không biết sống chết thế nào; sự sống và cái chết của bản thân do người khác định đoạt.
Cái khó bó cái khôn
- Vì nghèo mà dù khôn ngoan, có nhiều sáng kiến hay tài nghề cũng không thi thố được
Cái nết đánh chết cái đẹp
- đàn bà có nết được quí trọng hơn xinh đẹp (vợ hứa doãn là nguyễn thị nhan sắc rất kém. Khi làm lễ cưới xong, hứa doãn trông thấy vợ xấu muốn lập tức đi thẳng, bèn hỏi nguyễn thị rằng: -đàn bà có tứ đức, nàng được mấy đức? -thiếp đây chỉ kém có 'dung' mà thôi. Kẻ sĩ có bách (100) hạnh, dám hỏi chàng được mấy hạnh? -ta đây có cả bách hạnh. -bách hạnh thì 'đức' đứng đầu, chàng là người háo sắc, không háo đức, sao dám bảo là có đủ bách hạnh? hứa doãn có sắc thẹn. Từ bấy giờ, vợ chồng yêu mến, kính trọng nhau suốt đời. (cổ học tinh hoa)
Cắm đầu cắm cổ
- đi như chạy một cách vội vã; chúi mũi mà đi một mạch không để ý đến bất cứ việc gì xung quanh.
Cần tái cải dừ
- Kinh nghiệm ăn rau cần và rau cải. Rau cần ăn chín tái, nhưng rau cải thì phải nấu dừ mới ngon.
Cạn tàu ráo máng
- Máng là dụng cụ đựng thức ăn cho lợn và gia súc (máng phải kín xung quanh để đổ thức ăn loãng không chảy ra ngoài). Tàu cũng là dụng cụ dùng đựng cỏ cho ngựa, voi (về sau tàu được mở rộng nghĩa, chỉ chuồng nhốt voi, ngựa).
- Thành ngữ này lúc đầu chỉ sự chăm sóc thiếu chu đáo đối với vật nuôi vì tàu và máng không có thức ăn. Về sau, thành ngữ này chỉ sự đối sử tàn nhẫn, thiếu tình nghĩa giữa người với người (ăn ở với nhau cạn tàu ráo máng)
Đối xử tàn nhẫn, cạn kiệt cả tình nghĩa
Cao chê ngỏng, thấp chê lùn, béo chê béo trục béo tròn, gầy chê xương sống xương sườn phơi ra
- Cư xử thế nào cũng không vừa ý người khó tính
Cầu toàn trách bị
- Thành ngữ này có nghĩa mong muốn được hoàn toàn, được đầy đủ, không còn thiếu thứ gì. điều mong muốn này rất khó đạt được trong thực tế. Vì vậy, mọi người thường nói 'đừng nên cầu toàn trách bị nữa'.
- Cầu: mong, muốn ; trách: đòi hỏi ; toàn, bị: vẹn toàn, trọn vẹn (ví dụ: ông ấy làm việc gì cũng cầu toàn trách bị).
Cầu toàn trách bị
Cây cao bóng cả
- Người có thế lực, uy tín lớn; có khả năng che chở giúp đỡ người khác, thường chỉ lớp người cao tuổi được trọng vọng.
Cây khô không có lộc, người độc không có con
- Người xưa quan niệm rằng những người độc ác thì tuyệt tự (không có con).
Cây không trồng không tiếc, con không đẻ không thương
- Những thứ không được làm ra từ sự vất vả, sức lao động thì không biết quý trọng, thương xót.
Cha chung không ai khóc
- Vô trách nhiệm, dửng dưng, không có ý thức gìn giữ đối với công việc, tài sản chung.
Cha mẹ giàu con có, cha mẹ khó con không
- Con cái được thừa hưởng ở bố mẹ vốn liếng, tiền của; nếu cha mẹ nghèo hèn thì con cái phải chịu thiệt thòi, nghèo đói.
Cha mẹ hiền lành để phúc cho con
- Cha mẹ ăn ở hiền lành sẽ có ảnh hưởng tốt đến tính nết và cuộc sống của con cái.
Cha mẹ ngoảnh đi con dại, cha mẹ ngoảnh lại con khôn
- Cha mẹ không quan tâm, dạy dỗ chu đáo thì con cái khờ dại hư đốn; cha mẹ quan tâm, dạy dỗ chu đáo thì con cái được nên người.
Cha mẹ sinh con trời sinh tính
- Thực tế có nhiều đứa trẻ tính nết khác lạ so với cha mẹ, gia đình. Tính nết đó hoàn toàn hình thành do chính bản thân đứa trẻ, cha mẹ không thể nào làm thay đổi được; một cách lý giải tiêu cực cho là tính nết xấu của đứa trẻ là do trời sinh ra, bố mẹ đành phải chấp nhận.
Chân le chân vịt
- Le là giống biết bay, vịt là giống không biết bay chỉ lạch bạch đứng một chỗ. Âu này ý nói nửa muốn đi, nửa muốn ở.
Chân le chân vịt
Chân nam đá chân chiêu
- (chiêu: bên trái) có ý nói chân bên phải đá vào chân bên trái; đi đứng vội vã, tất bật.
Chân ướt chân ráo
- Thành ngữ này do phong tục rước dâu ngày trước tạo nên. Khi cô dâu bước chân về nhà chồng, mẹ chồng ra đỡ nón cho cô dâu, nhúng chân cô dâu vào một chậu nước để rửa làm phép (trong chậu có bỏ mấy đồng tiền ngầm chúc tiền của sẽ vào như nước). Sau đó, cô dâu phải bước qua một chậu than hồng (để trừ ma quỷ) trước khi vào buồng.
- Vì vậy, thành ngữ này có nghĩa là: thời gian chưa lâu (cô ấy mới chân ướt chân ráo về nhà chồng).
Chân ướt chân ráo
Chẳng ai nắm tay thâu ngày đến tối
- Ai cũng có lúc này lúc khác, không thể nói hay được nói trước được điều gì.
Chẳng phải đầu lại phải tai
- Sự trừng phạt không rơi vào thủ phạm chính, kẻ có tội mà lại rơi vào kẻ vô tội ở gần cạnh; bị liên luỵ oan uổng.
Cháu bà nội, tội bà ngoại
- Con đẻ ra mang dòng họ bên nội, nhưng khi cần trông nom lại nhờ vả bên ngoại.
Cháu nó lú, chú nó khôn
- Ai cũng có cha mẹ, họ hàng thân quen, không người này thì người khác chỉ vẽ, bảo ban; không nên thấy người ta khờ dại mà lấn át, chèn ép.
Châu về Hợp Phố
Của quý đã nhất lại trở về với chủ cũ.
Về điển tích, quận Hợp Phố, Quảng Đông, Trung Quốc xưa là nơi có nhiều ngọc trai quý. Quan cai trị bắt dân khai thác quá mức nên trai ngọc dần cạn kiệt hoặc bỏ đi hết. Sau có viên quan tới đây làmthái thú đã bãi bỏ việc khai thác cạn kiệt nên chẳng bao lâu trai ngọc bỏ đi lại trở về.
Về điển tích, quận Hợp Phố, Quảng Đông, Trung Quốc xưa là nơi có nhiều ngọc trai quý. Quan cai trị bắt dân khai thác quá mức nên trai ngọc dần cạn kiệt hoặc bỏ đi hết. Sau có viên quan tới đây làmthái thú đã bãi bỏ việc khai thác cạn kiệt nên chẳng bao lâu trai ngọc bỏ đi lại trở về.
Cháy nhà hàng xóm, bằng chân như vại
- Thờ ơ, dửng dưng trước tai hoạ của người xung quanh; kiểu sống ích kỷ, bất nhân.
Cháy nhà ra mặt chuột
- Nhân biến cố, tai hoạ đặc biệt thì bộ mặt thật của kẻ phá hoại, kẻ xấu mới bị phơi bày.
Chạy như cờ lông công
- Ngày trước, trên đường thiên lí có các trạm, các cung. ở đây, các phu trạm phải chuyển công văn từ trạm này tới trạm khác. Nếu công văn khẩn (hỏa tốc) thì người phu trạm phải mang theo một sợi lông đuôi của con công và phải chạy thật nhanh (về sau, thiếu lông công, phải thay bằng lông gà có buộc cục than).
- Nhân dân thấy trên đường, các phu trạm chạy từ cung này đến cung kia nên có thành ngữ này để diễn đạt ý 'chạy rối rít, chạy loạn xạ'.
Chạy như cờ lông công
Chạy rống Bái công
Về điển tích, Bái công tức Lưu Bang, người đời Chiến quốc, sinh ở đất Bái nên gọi là Bái công. Sau nhiều năm chinh chiến vói Hạng Võ, vua nước Sở, một người nổi tiếng có sức khỏe, có quân đông, tướng giỏi, Bái công đã thống nhất được thiên hạ, lập nên nhà Hán, được tôn làm Hán Cao Tổ. Tuy nhiên, cuộc chinh chiến ấy rất vất và và qua nhiều nơi, nhiều trận nguy khốn nên phải bỏ chạy thục mạng.
- Chạy nhanh, hốt hoảng để thoát thân; chạy nhiều, rong ruổi, lang thang khắp nơi.
Về điển tích, Bái công tức Lưu Bang, người đời Chiến quốc, sinh ở đất Bái nên gọi là Bái công. Sau nhiều năm chinh chiến vói Hạng Võ, vua nước Sở, một người nổi tiếng có sức khỏe, có quân đông, tướng giỏi, Bái công đã thống nhất được thiên hạ, lập nên nhà Hán, được tôn làm Hán Cao Tổ. Tuy nhiên, cuộc chinh chiến ấy rất vất và và qua nhiều nơi, nhiều trận nguy khốn nên phải bỏ chạy thục mạng.
Chết đói chết khát
- Chết vì không có cái ăn, cái uống; thèm thuồng quá mức đến nỗi không còn giữ được từ tốn trong ăn uống.
Chết đứng như Từ Hải
- Đứng như trời trồng, không còn ý thức để xử lý tình huống vì gặp sự cố quá đột ngột, bất ngờ.
Chết đuối vớ được cọc
- đang lúc nguy ngập lại gặp được chỗ để bấu víu; gặp may mắn giúp thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng
Chết sông chết suối, không ai chết đuối đọi đèn
- Thà phải đương đầu với những khó khăn thử thách lớn lao chứ nhất định không chịu thất bại trước một tình huống tầm thường.
Chỉ buộc chân voi
- Níu giữ, ràng buộc bằng phương tiện quá giản đơn, không thấm tháp gì; làm việc qua loa đại khái, chiếu lệ.
Chỉ một đường, làm một nẻo
- Lời nói và việc làm không đi đôi với nhau; không tuân theo, không phục tùng mệnh lệnh.
Chị ngã em nâng/ tưởng là chị ngã em nưng, ai ngờ chị ngã em bưng miệng cười
- Chị em không biết giúp đỡ nhau
Chí Phèo
Kẻ hay gây sự, ăn vạ, lí sự cùn, đuối lí thì nói bừa.
Nhân vật chính trong truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.
Nhân vật chính trong truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.
Chỉ tay năm ngón
- Sai khiến, ra lệnh một cách lung tung; sai bảo, hô hào người khác làm nhưng mình chẳng làm gì.
Chia năm sẻ bảy
- Xé lẻ ra, chia làm nhiều phần; tình trạng chia bè kéo cánh, mất đoàn kết trong tập thể.
Chiêm hơn chiêm sít, mùa ít mùa nở
- Gạo vụ chiêm giá rẻ nhưng nấu cơm không nở và ăn không ngon bằng gạo vụ mùa.
Chiêm khê mùa thối
- đồng ruộng có hệ thống tưới tiêu không thuận lợi, vụ chiêm thì thiếu nước, vụ mùa lại úng lụt.
Chiêu binh mãi mã
- Triệu tập lực lượng, chiêu mộ quân sĩ, mua sắm ngựa; tổ chức, củng cố quân đội (sẵn sàng chiến đấu).
Chim đậu chẳng bắt, bắt chim bay
- Người dại dột, vụng về; việc thấy kết quả chắc chắn thì không làm, lại đi làm chuyện viển vông.
Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lời
- Người khôn ngoan ăn nói cân nhắc thận trọng, không hàm hồ dại dột.
Chim ra rang
- Ràng là từ cổ, có nghĩa là chuồng: một số nơi còn dùng từ ràng trâu để chỉ chuồng trâu. Chim ra rang là chim đã đủ lông đủ cánh, mới ra khỏi chuồng (tức chim non). Hiện nay, ta dùng từ ràng buộc nghĩa gốc là nhốt vào chuồng và cột chặt.
Chim ra rang
Chín chữ cù lao
- Thành ngữ này thường dùng để chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (cù là siêng năng, lao là khó nhọc). chín chữ cù lao ấy là:
Sinh: đẻ, cúc: nâng đỡ, phủ: vuốt ve, súc: cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng: nuôi cho lớn, dục: dạy dỗ, cố: trông nom săn sóc, phục: xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, phúc: giữ gìn.
- Trong truyện kiều có câu:
- - duyên hội ngộ, đức cù lao
- Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn.
- - nhớ ơn chin chữ cao sâu
- Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.
Chín chữ cù lao
Chín người, mười ý
- Mỗi người một ý kiến khác nhau, không thể thống nhất được; càng nhiều người sẽ càng rối chuyện, phức tạp.
Cho bạc cho tiền không bằng cho nghiên cho bút
- Câu tục ngữ này nói lên truyền thống hiếu học của dân ta. Nghiên bút dùng để chỉ việc học hành. Nuôi con học hành đến nơi đến chốn để tạo cho con thành người hữu ích, có đạo đức còn hơn cho con tiền bạc. Tiền bạc dù nhiều thì tiêu cũng hết (miệng ăn núi lở). Nếu cho con tri thức thì không bao giờ hết vì tri thức gắn liền với nghề nghiệp.
- Trong thời đại hiện nay, câu này càng có giá trị vì thế kỉ xxi là thế kinh tế tri thức.
Cho bạc cho tiền không bằng cho nghiên cho bút
Chó cắn áo rách
- đã túng thiếu cùng cực lại còn bị kẻ xấu làm hại, bóc lột thêm; kẻ bất lương, làm hại người khốn khó.
Chó chui gầm chạn
- Sợ sệt, lấm lét, chịu nhục vì phải nương nhờ, phụ thuộc. Thường là chỉ người đàn ông ở rể đằng nhà vợ.
Chợ có lề, quê có thói
- ở đâu cũng có luật lệ, tập quán phong tục nhất định; cần phải hiểu biết, tôn trọng và ứng xử cho phù hợp.
Chở củi về rừng
- Không biết tính toán, làm một việc không hợp lý, đem những vật phẩm về nơi sản xuất ra nó hoặc nơi đã có quá nhiều.
Chó già giữ xương
- Quá tham lam, bản thân không đủ sức để làm nổi mà vẫn nhận lấy, không chịu buông cho người khác.
Chớ thấy người sang bắt quàng làm họ
- Chớ vì lòng tham, háo danh mà làm thân để cầu cạnh, mưu đồ vì quyền lợi; là hành vi hèn kém bị người đời coi rẻ.
Chó treo, mèo đậy
- Kinh nghiệm giữ thức ăn trong thực tế: treo cao thì chó không trèo được, đậy chặt thì mèo không mở được; có của thì phải biết cách giữ gìn, bảo vệ.
Chỗ ướt mẹ nằm, ráo xê con lại
- Tình yêu thương, sự hy sinh nhường nhịn của người mẹ dành cho con cái.
Choại vỏ dưa, vỏ dừa phải tránh
- (choại : trượt ngã). đã một lần giẫm lên vỏ dưa bị trượt ngã thì đến lúc thấy vỏ dừa cũng hãi và tránh xa; đã một lần bị hại hoặc trót dại thì lần khác thấy chuyện tương tự đã chết khiếp và lánh xa ngay.
Chơi dao có ngày đứt tay
- Làm điều nguy hiểm thì ắt sẽ có ngày tự chuốc vạ vào thân; quan hệ, chơi bời với kẻ xấu thì có ngày chính kẻ đó sẽ làm hại mình.
Chồng ăn chả, vợ ăn nem
- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau; gia đình lộn xộn, chồng ngoại tình vợ cũng lăng nhăng.
Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê
- Nín nhịn đang cơn cãi vã, tránh đổ vỡ gia đình
Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
- Kinh nghiệm xem thời tiết của người xưa : đằng đông có chớp là sắp có mưa to.
Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng
- Kẻ hợm hĩnh, tự phụ, chưa làm nên trò trống gì đã hống hách, đe doạ người xung quanh.
Chưa nóng nước đã đỏ gọng
- Kẻ hèn nhát, bất tài, yếu đuối; chưa qua thử thách gay go đã chịu đầu hàng.
Chùa rách, Bụt vàng
- Không nên đánh giá sự vật qua hình thức bề ngoài; bề ngoài trông xấu xí, xoàng xĩnh nhưng bên trong lại tốt đẹp, quý giá.
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
- Kinh nghiệm dự đoán thời tiết của người xưa.
Chuông có gõ mới kêu, đèn có khêu mới rạng
- Người có tài phải có cơ hội thi thố mới thể hiện được tài năng; muốn bộc lộ hết năng lực phải tạo điều kiện, động viên, thúc đẩy.
Chuyện nọ xọ chuyện kia
- Nói năng lung tung, lộn xộn do lú lẫn; cố tình gây sự bằng cách lái chuyện này sang chuyện khác.
Cờ bạc là bác thằng bần, cửa nhà (ruộng vườn) bán hết tra chân vào cùm
- Ai cờ bạc tất phải nghèo, và khi phạm tội cướp bóc để có tiền chơi sẽ bị tù tội
Có bát sứ tình phụ bát đàn
- (bát sứ: bát tráng men đẹp và sang trọng; bát đàn: bát làm bằng đất nung, thô xấu). Có cái mới thì thờ ơ, rẻ rúng cái cũ; kẻ thay lòng đổi dạ.
Có chí làm quan, có gan làm giầu
- Có quyết tâm gan dạ, gặp nguy hiểm khó khăn không chùn, sẽ làm nên sự nghiệp
Có chí làm quan, có gan làm giàu
- Muốn có danh vọng, địa vị thì phải có chí hướng và hoài bão lớn; muốn giàu có thì phải bỏ vốn đầu tư, dám liều không sợ thua lỗ, mất mát.
Có con mà gả chồng gần, có bát canh cần nó cũng đem cho
- Cho con gái lấy chồng ở gần thì khi về già có người chăm lo, phụng dưỡng.
Có công mài sắt có ngày nên kim
- đây là một câu tục ngữ rất phổ biến, khuyên mọi người phải có ý chí bền bỉ, kiên nhẫn thì dù việc khó đến đâu cũng thành công.
- Chuyện xưa kể rằng lí bạch thuở nhỏ hay ham chơi, ít chịu khó học hành. Một hôm, cậu thấy một bà già đang ngồi bên tảng đá để mài một thanh sắt. Cậu hỏi thì bà trả lời: 'mài thanh sắt để làm thành cái kim khâu cháu ạ !' cậu hỏi: 'liệu hôm nay có xong không hả cụ ?' bà già trả lời: 'hôm nay không xong thì ngày mai mài tiếp. Tháng này không xong thì tháng sau mài tiếp'.
- Thấy vậy, lí bạch chợt hiểu ra và từ đó dốc tâm học tập. Về sau, lí bạch học giỏi, trở thành một nhà thơ nổi tiếng đời đường trung quốc.
Có công mài sắt có ngày nên kim
Có đầu có đuôi
- ăn nói đâu ra đấy, rõ ràng rành mạch; ăn ở đối xử tử tế, có trước có sau, có tình có nghĩa.
Có đi có lại, mới toại lòng nhau
- Người ta thăm hỏi, biếu xén, làm điều tốt cho mình, mình cũng phải đáp lại một cách tử tế, chu đáo thì quan hệ mới bền chặt.
Có giữ có lành, có giành có lúa
- Biết kiêng khem, giữ gìn thì không sợ bệnh tật; biết dành dụm, dè sẻn thì có của cải dư dật.
Có học thì mới biết, có đi thì mới đến
- Phải bỏ công sức kiên trì học hỏi thì mới đạt được kết quả mong muốn.
Có ít xít ra nhiều
- Việc xảy ra giản dị tầm thường, nhưng kẻ nói lại thêu dệt cho ra to lớn, có thể sinh hậu quả không hay.
Có khế ế chanh
- Có thứ này thì thứ khác cùng loại không được trọng dụng. Thường nói đủ cả câu: “chợ chiều nhiều khế ế chanh'.
Có khó mới có mà ăn, ngồi không ai dễ đem phần tới cho
- Gặp khó khăn vẫn cố gắng chịu đựng, lướt qua, mới thành sự để hưởng
Có mặt chú Khách, vắng mặt thằng Ngô
Hàm ý nói người lá mặt lá trái, không chân thật, trước mặt thì nói tốt, sau lưng thì nói xấu.
Khách và Ngô đều là từ chỉ người Trung Quốc. Nhưng chú Khách là cách nói tôn trọng, còn thằng Ngô là cách gọi miệt thị. Trước mặt thì gọi họ là chú Khách, sau lưng lại gọi họ là thằng Ngô là con người bất nhất, không chân thật.
Khách và Ngô đều là từ chỉ người Trung Quốc. Nhưng chú Khách là cách nói tôn trọng, còn thằng Ngô là cách gọi miệt thị. Trước mặt thì gọi họ là chú Khách, sau lưng lại gọi họ là thằng Ngô là con người bất nhất, không chân thật.
Có mới nới cũ, mới để trong nhà, cũ để ngoài sân
- Thường tình, phần đông ai cũng yêu chuộng của mới lạ, nên nâng niu chiều chuộng và chán vật cũ đã dùng lâu, nên để dẹp lại hoặc ruồng rẫy
Có nếp mừng nếp, có tẻ mừng tẻ
- An phận với nếp sống của mình, không trèo đèo, không tham vọng. Có con trai cũng mừng, con gái cũng quí
Cờ ngoài bài trong
- Khi đánh cờ, người ngoài cuộc thường tỏ ra sáng suốt, nắm vững tình thế hơn, nhưng lúc đánh bài thì ngược lại.
Có người có ta
- Người thế nào, mình thế ấy. Người ta làm được thì mình cũng làm được, người ta được hưởng thì mình cũng được hưởng.
Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ
- Khi nuôi con cực khổ mới hiểu công khó và lòng thương con của cha mẹ khi mình còn bé
Có ơn phải sợ, có nợ phải trả
- đã chịu ơn ai phải nể nang họ. Mắc nợ ai, luôn lo ngại không trả được, nên chịu ơn và vay nợ là cực chẳng đã
Có ơn phải sợ, có nợ phải trả
- Việc nhờ vả, vay mượn người khác là cực chẳng đã, càng tránh được càng tốt.
Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo
- Con biết lội, té sông không chết, con ham trèo, rủi sẩy tay, có ngày bỏ mạng.
Có phúc làm quan, có gan làm giầu
- Nhà có phúc, có con học giỏi thì được làm quan. Giầu có là nhờ gan dạ, dám mua bán lớn, dám mạo hiểm
Có rau ăn rau, có cháo ăn cháo
- Có gì ăn nấy, bằng lòng với những gì mình có; biết thân biết phận, không đòi hỏi, không đua theo người khác.
Có sự thì vái tứ phương, không sự đồng hương không mất
- Có tai nạn thì cầu trời khấn phật, lạy lục vái van, bình thường thì không biết đến trời phật. Có việc cần kíp thì đến lạy lục nhờ vả, xong việc thì quên luôn, không ngó tới
Có tài có tật
- Người có khả năng trí tuệ đặc biệt, hơn người thường có những khuyết tật hoặc thói xấu do kiêu ngạo hay chủ quan; không có gì hoàn hảo được.
Có tài có tật
- Người tài giỏi thường ỷ mình mà sinh tật kiêu căng tự đắc, ỷ tài mà không nghĩ đến ngày sau
Có tật có tài
- Thường có bộ phận mang tật thì các bộ phận khác nảy nở hơn, khéo léo hơn, mạnh mẽ hơn, vd.người mù thì thính tai thính mũi.
Có tật giật mình
- Bản thân có khuyết tật nên khi người khác nói chạm đến những chuyện tương tự thì dễ bị chột dạ vì cho rằng họ ám chỉ mình; làm việc xấu xa, mờ ám thì khi người ta nhắc đến những việc tương tự cũng giật mình, nơm nớp lo sợ.
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành
- Có tin tưởng thờ phượng thì có linh thánh, biết kiêng cữ thì bớt bệnh nạn
Có thực mới vực được đạo
- Phải có cái để ăn, đảm bảo nhu cầu vật chất tối thiểu, từ đó mới khiến người ta tuân theo nguyên tắc; bản thân phải thể hiện bằng những cái thiết thực, cụ thể thì người ta mới tin và noi theo.
Có tích mới dịch nên tuồng
- (tích: cốt truyện đời xưa; tuồng: kịch hát về đề tài lịch sử): phải có cơ sở vật chất, có cái cốt lõi để tiến hành công việc mới làm được thành cái khác, mới đạt được kết quả mong muốn.
Có tiền mua tiên cũng được, không tiền mua lược cũng không
- Có nhiều tiền thì mua chi cũng được, dù mua tiên là nhân vật không tưởng.
Coi người bằng nửa con mắt
- Hợm hĩnh, ngạo mạn, tự cho mình là hơn hết và tỏ ra khinh thường, không coi ai ra gì.
Cơm cà là nhà có phúc
- Quan niệm không quá coi trọng vật chất; ăn uống sinh hoạt tuy kham khổ thiếu thốn nhưng không phải vay mượn hoặc lừa gạt cướp giật nên gia đình yên ổn, cuộc sống bình lặng, đó là cái gốc của hạnh phúc gia đình.
Cơm chín tới, cải vồng non, gái một con, gà mái ghẹ
- Những thức ăn vừa độ ngon nhất, người phụ nữ ở thời kỳ sung mãn nhất.
Cơm gạo mùa thổi đầu chùa cũng chín
- (đầu chùa: chỗ trống có gió tạt, ý nói ít lửa): gạo mùa chín nhanh, dẻo và ngon, dễ nấu hơn gạo chiêm.
Con cà con kê
- Nông dân ta thường reo hạt cà, hạt kê thành từng đám. Khi đến tuổi trồng, người ta nhổ lên, bó từng bó nhỏ gọi là con, rồi mới đem cấy ở ruộng. Công việc trồng cà, trồng kê rất lâu, rề rà, vì phải tách ra từng cây giống trước khi cấy vào luống. Vì vậy thành ngữ này thường dùng với từ 'kể lể con cà con kê suốt cả buổi' để chỉ thói quen nói dai, kể lể dài dòng, hết chuyện này đến chuyện khác.
Con cà con kê
Con chẳng chê cha khó, chó chẳng chê chủ nghèo
- Vì tình ruột thịt con cái không chê cha mẹ, chó đói kiếm ăn nơi khác rồi lại về với chủ
Con chẳng chê cha mẹ khó, chó chẳng chê nhà chủ nghèo
- Tình cảm của con cái đối với cha mẹ, tôi tớ đối với chủ không phụ thuộc vào tiền của, giàu nghèo.
Con cháu khôn hơn ông vải
- Người trẻ tuổi, non nớt đòi tinh khôn hơn người nhiều tuổi từng trải. Giống như câu: “trứng khôn hơn vịt'.
Con chúa, chúa yêu; con triều, triều dấu
- Người ta ai cũng yêu thương con đẻ của mình; máu mủ của ai người ấy xót.
Con có cha như nhà có chủ
- Phải có phép tắc, lễ độ, có trên có dưới, không thể bừa bãi; con có cha dạy bảo thì yên tâm như nhà có chủ quản lý.
Con có cha như nhà có nóc
- Con cái có cha thì được yêu thương, che chở, dạy bảo giống như mái nhà có nóc; hạnh phúc và sự cần thiết của những đứa con khi được sống với bố.
Con có khóc, mẹ mới cho bú
- Có nói ra nguyện vọng, yêu cầu của mình thì người có thẩm quyền mới biết để giải quyết cho.
Cơn đằng bắc lắc rắc vài hột
- Kinh nghiệm dự đoán thời tiết : khi có mây đen ở phía bắc thì trời chỉ mưa rất nhỏ, không đáng kể.
Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi
- Kinh nghiệm dự báo thời tiết: không có gì đáng ngại khi có mây đen phía nam.
Cơn đằng tây vừa cày vừa ăn
- Kinh nghiệm dự đoán thời tiết: khi có mây đen phía tây thì trời sắp mưa to gió lớn, làm việc gì cũng phải nhanh chóng vội vã để tránh mưa gió.
Con gái giống cha, giầu ba mươi họ, con trai giống mẹ, khó đến tận xương
- (kinh nghiệm)
- Một quan niệm duy tâm về tướng số cho rằng con gái có khuôn mặt giống cha sẽ giàu có, còn con trai giống mẹ sẽ nghèo khổ.
Con gái mười bảy bẻ gẫy sừng trâu
- (kinh nghiệm)
- Người con gái ở độ tuổi mười bảy, mười tám rất khoẻ và sung sức.
Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà
- Phụ nữ thường không nghiêm khắc, quá nuông chiều con cháu mà làm hư trẻ.
tuy nhiên, cũng nên hiểu câu này là 'con ngoan nhờ mẹ, cháu ngoan nhờ bà'. Nói vậy không có nghĩa là bố hay ông không đóng vai trò gì trong việc dạy dỗ con cháu mà chỉ muốn nhấn mạnh vai trò cực kì quan trọng của phụ nữ trong việc nuôi dạy trẻ nhỏ.
Con kiến kiện củ khoai
- Cùng là thân phận hèn mọn mà không biết cảm thông lẫn nhau lại đi mâu thuẫn, xích mích với nhau.
Con Lạc cháu Hồng
(cũng Con Rồng cháu Tiên) Dòng dõi Việt Nam
Rồng: Lạc Long Quân; Tiên: bà Âu Cơ. Theo truyền thuyết Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ đẻ ra cái bọc có trăm trứng, nở ra trăm người con, là tổ tiên của các dân tộc Việt Nam.
Con lên ba cả nhà học nói
- đứa trẻ lên ba là ở thời kỳ tập nói, mọi người trong nhà ai cũng muốn nói cùng trẻ làm cho bầu không khí gia đình trở nên vui vẻ.
Con lên ba, mẹ sa xương sườn
- đứa trẻ lên ba mới chịu chơi bời, rời tay mẹ; công lao ẵm bồng, nuôi nấng vất vả của người mẹ
Còn mẹ ăn cơm với cá, mất mẹ liếm lá đầu chợ
- Con cái có mẹ thì được chăm nom, săn sóc; mẹ chết ở với dì ghẻ hoặc cảnh gà trống nuôi con thì sẽ khổ cực, thua thiệt mọi bề.
Con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
- Một người trong cộng đồng bị tai hoạ, đau đớn thì cả tập thể cùng chia sẻ, đau xót.
Con nhà lính, tính nhà quan
- Kẻ thấp hèn mà học thói xa hoa sang trọng, kẻ tay sai mà lên mặt hống hách với dân làng, nên bị khinh
Con nhà lính, tính nhà quan
- Không biết thân biết phận; ở vào hoàn cảnh khó khăn, địa vị thấp kém lại tỏ ra đài các, đòi hỏi, sinh hoạt xa xỉ.
Con rô cũng tiếc, con giếc cũng muốn
- Tham lam và do dự, được món này muốn món kia, lấy người này tiếc người nọ
Con rồng cháu tiên
- Theo truyền thuyết, lạc long quân là giống rồng, âu cơ là giống tiên, sinh ra một trăm người con. Sau đó, lạc long quân đem 50 con xuống vùng biển, âu cơ đem 50 con lên núi. Số người này đã lập nghiệp tạo nên các dân tộc sống trên lãnh thổ việt nam. Thành ngữ này nói lên nguồn gốc và lòng tự hào dân tộc.
Con rồng cháu tiên
Còn tiền còn duyên nợ, hết tiền hết vợ chồng
- Lấy nhau vì của chứ không vì tình, nên khi hết của, bỏ nhau
Con vua tốt, vua dấu; con tôi xấu, tôi yêu
- Người ta ai cũng yêu thương con đẻ của mình. Máu mủ của ai người nấy xót.
Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn
- Cấy rồi nhưng phải làm cỏ và chăm sóc cẩn thận thì lúa mới tốt được.
Công dã tràng
- Việc làm không mang lại lợi ích, kết quả gì, chỉ tốn phí thời gian và công sức. Người ta còn nói: “dã tràng xe cát bể đông. Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì'.
Công dã tràng
- Dã tràng là một con vật nhỏ, giống hình con cáy, chạy rất nhanh, sống ở bãi cát ven biển. Dã tràng thường dùng hai càng để xe cát và ăn các chất hữu cơ có trong cát. Cát bị xe thành từng viên nhỏ như hạt đu đủ, mỗi khi có sóng biển tràn lên thì tan ra hết. Vì vậy mọi người cho rằng dã tràng làm một việc vô ích. Ca dao có câu:
- Dã tràng xe cát biển đông
- Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.
- Từ đó, thành ngữ này dùng để chỉ một việc làm phí công sức mà không có ích lợi.
- Cổ tích của ta cũng có chuyện dã tràng có viên ngọc nghe được tiếng nói của chim. Sau viên ngọc bị long vương lấy mất nên dã tràng cứ ở ven biển đào cát để tìm lại viên ngọc.
Công dã tràng
Công như công cốc
- Cốc là một loài chim mình đen như quạ, có tài lặn dưới nước để bắt cá. Nhiều người dân chài đã thuần dưỡng cốc để kiếm cá cho chủ. Học cho cốc đeo một chiếc vòng bằng ddoongfowr cổ. Hễ mò được cá nhỏ, cốc có thể nuốt được. Nhưng nếu bắt được cá to , cốc đành chịu. Chủ nuôi sẽ được cá to đem bán. Thành ngữ này nói lên ý tốn công sức mà không được hưởng thành quả.
Công như công cốc
Công nợ trả dần, cháo nóng húp quanh
- Làm việc gì cũng phải dần dần, kiên trì từng bước, chớ nên nóng vội.
Công nợ trả dần, cháo nóng húp quanh
- Mắc nợ trả từ từ thì hết, cháo nóng quá cứ húp quanh bát mãi cũng xong (húp vội như con nhà giầu sẽ bị bỏng miệng)
Cõng rắn cắn gà nhà
- Kẻ phản phúc, vì lợi ích riêng mà cam tâm cấu kết với người ngoài, với kẻ xấu để làm hại người thân thiết, ruột thịt.
Củ cải nói phải ông vải cũng nghe
- Bất kỳ là ai nhưng nói và làm đúng lẽ phải thì mọi người đều phải chấp nhận.
Cữ gió tuần mưa
- Theo cách chia thời gian ngày trước, một cữ là 7 ngày, một tuần là 10 ngày. Ngày nay vẫn còn nói 'chị ấy mới ở cữ', tức mới sinh con được một vài cữ. Một tháng chia ra ba tuần: thượng thần (10 ngày đầu tháng), trung tuần (10 ngày giữa tháng), hạ tuần (10 ngày cuối tháng).
- Câu này nói ý nhớ người thân đi xa vất vả.
- Não người cữ gió tuần mưa
- Một ngày nặng gánh tương tư một ngày
- (truyện kiều)
Cữ gió tuần mưa
Của chẳng ngon nhà nhiều con cũng hết
- Nhà đông con ăn uống xô bồ, không cần kén chọn cầu kỳ; đông người tiêu thụ thì của xấu, kém chất lượng cũng hết.
Của chồng công vợ
- Tài sản của chồng làm ra cũng có công sức đóng góp to lớn của người vợ; trong gia đình không thể chi li, tách bạch được.
Cửa Khổng, sân Trình
(hoặc 'Sân Trình, cửa Khổng')
- Trường học (Nho giáo), nơi dạy đạo lý, học thức.
- Hàm ý: trường học, gia đình, nơi có hàm lượng học thức, học thuật cao
- Hàm ý: trường học, gia đình, nơi có hàm lượng học thức, học thuật cao
Cua máy, cáy đào
- Phận ai người ấy lo, không ai lo được cho ai. Thường nói cả câu: “phận cua cua máy, phận cáy cáy đào'.
Của một đồng, công một nén
- Giá trị không đáng là bao nhưng tốn nhiều công sức để làm ra hoặc mang đến nên rất đáng quý.
Của người bồ tát, của mình lạt buộc
- Hô hào thiên hạ làm lành làm nghĩa, mà chính mình thì sẻn, một đồng cũng chẳng bỏ ra
Của người bồ tát, của mình lạt buộc
- Vế thứ hai 'của mình lạt buộc' thì ai cũng hiểu và giữ khư khư, không chịu rời cho ai đồng nào. Nhưng còn vế đầu 'của người bồ tát' thì bồ tát nghĩa là gì ? có nhiều cách giải thích khác nhau.
- 1. Theo trong kinh phật, bồ tát là bậc tu hành đã đắc đạo, có thể lên ngôi như phật nhưng vẫn náu lại nơi hạ giới để cứu nhân độ thế. Ông bồ tát rất phóng tay cứu giúp mọi người.
- 2. Có người cho rằng bồ tát là nói chệch của từ bố tát. Bố từ hán có nghĩa là tung ra (như trong bố thí). Tát từ hán có nghĩa là buông thả (bố tát là tháo tung ra). Dù giải thích cách nào thì nghĩa của vế đầu vẫn là: 'của người thì phung phí rộng rãi' để đối lập với vế sau là bo bo giữ cảu mình.
Của người bồ tát, của mình lạt buộc
Của rẻ của hôi, của để đầu hồi là của vứt đi
- đồ mua rẻ phần nhiều không tốt, vợ chồng lấy nhau dễ quá, thường ở không bền
Của rề rề không bằng nghề trong tay
- Tiền của, ruộng vườn cũng không đảm bảo đời sống bằng có nghề nghiệp chắc chắn.
Của thế gian đãi người ngoan thiên hạ
- Của cải ở trên đời là nhiều vô cùng, người nào khôn ngoan thì được hưởng
Của thiên, trả địa
- Của cải không được làm ra do mồ hôi và sức lao động, mà do tự nhiên mà có thì nó cũng tự nhiên mất đi, không được hưởng lâu bền.
Cưỡi ngựa xem hoa
- Câu này có nghĩa là qua loa, đại khái, không tìm hiểu kĩ. Sở dĩ có thành ngữ này cũng là do câu chuyện sau: một chàng công tử chân bị què muốn đi xem mặt vợ. Không ngờ cô vợ tuy đẹp nhưng bị sứt môi. Người làm mối cho chàng công tử cưới ngựa đi qua cổng và dặn cô gái đứng ở cổng, tay cầm bong ho ache miệng. Hai bên đồng ý kết hôn. Khi cưới mới biết các tật của nhau.
Cưỡi ngựa xem hoa
Cười như nắc nẻ
- Nắc nẻ là loại côn trùng hình như con bướm, ban đêm hay bay vào nơi thắp đèn, luôn đập cánh, xè xè trên vách. Thành ngữ này ý nói cười liên tiếp không dứt. (có sách giải nghĩa cười giòn giã là không chính xác).
Cười như nắc nẻ
Cứu được một người phúc đẳng hà sa
- (hà sa: cát sông): nên cứu giúp người thì bản thân mình cũng được hưởng nhiều phúc đức.
(Theo Từ điển Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam của GS. Nguyễn Lân – Nxb Văn hóa Thông tin tái bản 2010, có hiệu chỉnh và bổ sung; Từ điển Thành ngữ và Tục Ngữ Việt Nam của tác giả Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào…)