Nhập thành ngữ vào ô ‘Tìm kiếm’ để tra ý nghĩa và tìm hiểu thêm về thành ngữ.
***
Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam
There are currently 161 names in this directory beginning with the letter G.
Gá bạc làm giàu, bắc cầu làm phúc
- Làm nghề chứa chấp cờ bạc thì nhanh giàu nhưng bất lương, bỏ công của ra bắc cầu để người qua lại được dễ dàng thì có phúc; hành động của kẻ đạo đức giả: làm giàu bằng nghề bất lương nhưng lại làm những việc từ thiện để che đậy, tỏ ra mình là người phúc đức.
Gà cựa dài thịt rắn, gà cựa ngắn thịt mềm
- Gà có cựa dài là gà già, thịt dai; gà cựa ngắn là gà non, thịt thơm và mềm.
Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua; gà trắng chân chì, mua chi giống ấy
- Kinh nghiệm chọn giống gà để chăn nuôi.
Gà què ăn quẩn cối xay
- Người nhát gan, không giám làm gì to tát mà chỉ làm ăn kiểu cò con, luẩn quẩn một chỗ; kẻ bất tài, chỉ biết xoay xở, bòn rút của người quen biết.
Gái có chồng như gông đeo cổ, gái không chồng như phản gỗ long đanh
- Cuộc hôn nhân có những đau khổ, nhưng người ta chấp nhận bước vào
Gái có chồng như rồng có vây
- Quan niệm xưa đề cao vai trò của người đàn ông, khẳng định người phụ nữ cần thiết phải lập gia đình.
Gái có con như bồ hòn có rễ
- Người đàn bà lấy chồng có con thì địa vị trong gia đình chắc chắn, nếu chưa có con thì còn bấp bênh, vô định.
Gái có công thì chồng chẳng phụ
- Người phụ nữ nào biết chăm lo cho gia đình thì được chồng thương yêu, tôn trọng; người dồn tâm huyết, công sức vào việc gì sẽ được tin yêu và đãi ngộ xứng đáng.
Gái giống cha giàu ba đụn, trai giống mẹ khó lụn xương
- Một quan niệm về tướng số: con gái giống cha thì giàu có, con trai giống mẹ thì nghèo khó.
Gái hơn hai, trai hơn một
- (quan niệm trong việc cưới gả của người xưa). Những cặp vợ chồng mà vợ hơn chồng hai tuổi hoặc chồng hơn vợ một tuổi thì sống hoà thuận, hạnh phúc.
Gái hơn hai, trai hơn một
- Theo quan niệm cưới gả thời xưa, người vợ hơn người chồng hai tuổi hoặc người chồng hơn người vợ một tuổi là rất tốt.
Gái không chồng như nhà không nóc
- (gái không chồng như phản gỗ long đanh; gái không chồng như thuyền không lái): người phụ nữ phải lập gia đình thì cuộc sống mới ổn định, vững chắc.
Gái tham tài, trai tham sắc
- Phụ nữ quan tâm nhiều đến tiền tài, địa vị của người đàn ông mình sẽ lấy làm chồng; nam giới khi chọn vợ thì chú ý nhiều đến nhan sắc.
Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Gái thương chồng đương đông buổi chợ - trai thương vợ nắng quái chiều hôm
Câu tục ngữ này có rất nhiều cách giải thích. Sở dĩ có nhiều cách hiểu vì cụm từ 'đương đông buổi chợ' và 'nắng quái chiều hôm' được hiểu với nghĩa khác nhau. Dưới đây xin nêu một vài cách hiểu đó:
1. Hiểu đây là lời khuyên, không phê phán ai cả
'đương đông buổi chợ' được hiểu là thời son trẻ duyên dáng của người phụ nữ, có nhiều chàng trai để ý đến.Tình thương chồng được thể hiện rõ khi cô ta còn nhan sắc, nhiều người để ý nhưng vẫn một mực chung thủy với chồng. 'nắng quái chiều hôm' được hiểu là thời người con gái đã xế chiều, nhan sắc tàn phai và khuyên chồng nên chung thủy cả khi vợ đã luống tuổi.
Hiểu tình yêu của người phụ nữ đầy đặn, mặn mà như buổi chợ đương đông còn tình yêu của nam giới thì bồng bột, rực rỡ nhưng mau tàn như nắng quái chiều hôm.
Tình yêu của người phụ nữ đậm đà bền chặt như buổi sáng lúc đương đông buổi chợ.
Tình yêu của nam giới chỉ thoáng qua, mau tắt ngấm như buổi chiều, lúc nắng quái chiều hôm.Cho đến nay nhứng cách hiểu khác nhau vẫn tồn tại và chắc còn nhiều cách hiểu khác. Chúng ta chưa có cơ sở để lựa chọn và khẳng định.
Gai trên rừng ai vót mà nhọn, trái trên cây ai vo mà tròn
- Mọi sinh vật kể cả tâm tánh con người, đều do một đấng thiêng liêng tạo ra, không ai muốn thế này hay thế khác mà được
Gàn bát sách
- Gàn dở; suy nghĩ và hành động trái với lẽ thường; bỏ ngoài tai những lời khuyên bảo đúng đắn khiến mọi người khó chịu.
Gần chùa gọi Bụt bằng anh
- (cũng 'Gần chùa gọi Bụt bằng anh, thấy Bụt hiền lành cõng Bụt đi chơi')
- Vì quá thân thuộc với người bề trên mà sinh ra suồng sã, quên cả phép tắc, lễ nghĩa.
Gạn đục khơi trong
- Loại bỏ phần xấu kém, chọn lọc lấy cái tốt, cái hay; tách bạch giữa cái xấu và cái tốt.
Gần mực thời đen, gần đèn thời rạng
- Gần kẻ xấu bị ảnh hưởng những thói xấu; gần người tốt thì học hỏi, tiếp thu được cái tốt, cái hay để hoàn thiện mình hơn.
Gần nhà giàu đau răng ăn cốm
- Nhân dân ta rất coi trọng láng giếng 'bán an hem xa mua láng giềng gần'. Nhưng hai loại láng giềng 'nhà giàu' và 'kẻ trộm' thì lại khổ cho láng giềng. Câu này được hiểu là 'gần nha giàu khổ như đau răng lại nhai cốm, gần kẻ trộm khổ như đang ốm lại phải đánh đòn'. Vì sao vậy ? láng giềng giàu thường ít thích giao tiếp với hàng xóm nghèo nên khi tối lửa tắt đèn ít nhờ vả được nhau. Gần kẻ trộm thì dễ mất trộm hoặc có khi bị đòn oan. Câu này khuyên ta nên chọn láng giềng mà ở. (cũng có người giải thích là gần nhà giàu thì được ăn nhiều đến mức đau cả răng. Giải thích cách này không hợp lô gích).
Gần nhà giàu đau răng ăn cốm - gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn
Gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn
Gần nhà xa ngõ
- Nhà ở gần nhau nhưng lối đi vào ở hai hướng khác nhau; nhà gần nhau nhưng quan hệ nhạt nhẽo, ít đi lại với nhau.
Gánh phân làm cỏ, chẳng bỏ đi đâu
- Công sức bỏ ra để làm cỏ, bón phân cho cây trồng thì chẳng bao giờ uổng phí.
Gặp cơn đại loạn mới hay trung thần
- Có qua khó khăn, hoạn nạn mới biết người nào tận tuỵ, trung thành với mình.
Gậy ông đập lưng ông
- Hành động, thủ đoạn của mình lại làm hại chính mình; dùng chính phương tiện, thủ đoạn của người để trừng trị họ.
Gậy ông đập lưng ông
- Việc làm xấu xa, thủ đoạn của mình lại mang tai hoạ đến cho chính mình; dùng chính phương tiện, thủ đoạn của người để trừng trị lại họ.
Gậy vông phá nhà gạch
- (vông: một loại cây có thân xốp, mềm, dễ bị gẫy nát). Dùng phương tiện thô sơ, sức yếu mà làm được việc lớn.
Ghen Hoạn Thư
(hoặc 'Máu ghen Hoạn Thư)
Chỉ sự đánh ghen âm thầm, sâu sắc mà độc địa, tàn khốc như “giết người không dao”.
Về điển tích, đọc thêm về hình tượng nhân vật Hoạn Thư trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Chỉ sự đánh ghen âm thầm, sâu sắc mà độc địa, tàn khốc như “giết người không dao”.
Về điển tích, đọc thêm về hình tượng nhân vật Hoạn Thư trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Ghen vợ, ghen chồng không nồng bằng ghen ăn
- Tức tối vì bị thua thiệt về tình cảm không bằng cay cú vì bị thua kém về quyền lợi.
Ghét đào đất đổ đi
- Ghét sâu sắc người nào đó đến mức muốn đào cả chỗ đất người ấy đứng đem đổ đi chỗ khác.
Giá áo túi cơm
- Loại người bất tài vô dụng, không làm nổi việc gì (chỉ như cái giá mắc áo, cái túi đựng cơm).
Già đòn non nhẽ
- Dùng sức mạnh, vũ lực để áp đảo, khống chế chứ không có lý lẽ thuyết phục; người ưa dùng sức mạnh để xử sự, dạy bảo.
Già kén kẹn hom
- Kén chọn quá kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn của mình đặt ra nhưng cuối cùng những cơ hội tốt qua đi lại thành ra ế ẩm, nhỡ nhàng.
Già kén kẹn hom
- Trong các sách thành ngữ đều giải thích: tình duyên lỡ làng vì quá kén chọn.
- Trong cuốn tục ngữ lược giải của lê văn hòe giải thích như sau:
Già kénLà kén kĩ quá, kén nhiều quá.
- Kẹn hom là giơ xương ra, ý nói già yếu gầy guộc, giơ xương.
- Câu này ý nói: kén chọn kỹ quá thì người già mất.
- Giải nghĩa như trên không có gì sai. Nhưng câu này gốc là 'già kén kẹn hom' và chỉ thấy trong từ điển của gensibrel (1893) ghi là chẹn và dịch tiếng pháp là serer (tức xương hom bị chẹn lại). Câu này có nghĩa là già kén (kén chồng) thì lấy chồng muộn (vãn hôn) và dễ mắc bệnh chẹn hom. Một số thầy thuốc có nói bệnh chẹn hom là bênh khi sinh nở lần đầu, xương hom – không giãn nở to, khó sinh và dễ chết cả mẹ lẫn con. Vì vậy, ngày trước có bài thuốc chữa bệnh chẹn hom để làm cho dây chằng dễ giãn khi đẻ. Nếu hiểu như vậy thì câu thành ngữ này khuyên phụ nữ đừng kén chọn quá dễ nguy hiểm đến tính mệnh.
- Câu thành ngữ này cũng còn có cách giải thích khách như: kén là kén tằm (danh từ) nếu để kén đã bị bướm cắn thủng (già kén) thì khó kéo tơ. Cách giải thích này rất xa với nghĩa ta thường hiểu.
Già kén kẹn hom
Giả ngô giả ngọng
- Giả vờ tỏ ra ngờ nghệch, ngây ngô để che giấu bản chất thật, để công việc được suôn sẻ.
Già quen việc, trẻ quen ăn
- Người già nhiều kinh nghiệm, thạo công việc; người trẻ tuổi thì ham ăn, ham chơi.
Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng
- Bà cô em chồng (em gái của chồng) thường ỉ thế, đành hanh, xét nét, bắt nạt chị dâu.
Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh
- Vì độc lập tự do của đất nước, hết thảy mọi người đều dốc lòng bảo vệ khi bị giặc ngoại xâm kéo đến.
Giấc mộng Nam Kha
- Công danh phú quý chỉ là hư ảo, đời người chẳng qua chỉ ngắn ngủi như ột giấc mơ; Đời người tựa giấc chiêm bao.
- Mơ hộng hão huyền, không thực tế.
Về điển tích, có hai ý kiến:
1) Thuần Vu Phần nhà có cây hòe to phía Nam. Một lần Thuần uống rượu say, mơ thấy có sứ giả đón đến Hòe An quốc, được lấy công chúa và làm thái thú quận Nam Kha, giàu sang vinh hiển. Sau đánh giặc thua, công chúa chết, bị đuổi; Giật mình choàng tỉnh dậy, chì thấy có tổ kiến dưới gốc cây hòe vói con kiến chúa (tức nước Hòe An và vua của nước đó), còn trên cái hang tận trong cùng, về phía nam cây hòe, có một cành lá rưòm rà, mới biết đó là quận Nam Kha. 2) Trong cuốn “Thành ngữ Hán Việt” của nhà văn, dịch giả Ông Văn Tùng, do Nhà xuất bản Văn hóa thông tin in năm 1997, ở trang 387 viết về “Nam kha nhất mộng” viết: “Trong Nam Kha truyện của Lý Công Tá đời Đường kể chuyện Thuần Vu Phần mộng thấy mình đến nước Hòe An làm quan thái thú ở quận Nam Kha, giàu sang không kể xiết, tỉnh dậy thấy mình nằm trên một bãi cỏ, bên cạnh một tổ kiến. Về sau lấy mộng Nam Kha để ví với cuộc đời: “Giấc Nam Kha khéo bất bình/ Bừng con mắt dậy thấy mình tay không” (Cung oán ngâm khúc).
Nam Kha vừa có ý nghĩa cành cây ở phía nam vừa chỉ quân Nam Kha (nay là Dương Châu, Giang Tô, Trung Quốc). (Xem thêm Hoàng Kỳ tại http://tamlongvang.laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/trao-doi-ve-bai-giac-mong-nam-kha-538473.bld)
- Mơ hộng hão huyền, không thực tế.
Về điển tích, có hai ý kiến:
1) Thuần Vu Phần nhà có cây hòe to phía Nam. Một lần Thuần uống rượu say, mơ thấy có sứ giả đón đến Hòe An quốc, được lấy công chúa và làm thái thú quận Nam Kha, giàu sang vinh hiển. Sau đánh giặc thua, công chúa chết, bị đuổi; Giật mình choàng tỉnh dậy, chì thấy có tổ kiến dưới gốc cây hòe vói con kiến chúa (tức nước Hòe An và vua của nước đó), còn trên cái hang tận trong cùng, về phía nam cây hòe, có một cành lá rưòm rà, mới biết đó là quận Nam Kha. 2) Trong cuốn “Thành ngữ Hán Việt” của nhà văn, dịch giả Ông Văn Tùng, do Nhà xuất bản Văn hóa thông tin in năm 1997, ở trang 387 viết về “Nam kha nhất mộng” viết: “Trong Nam Kha truyện của Lý Công Tá đời Đường kể chuyện Thuần Vu Phần mộng thấy mình đến nước Hòe An làm quan thái thú ở quận Nam Kha, giàu sang không kể xiết, tỉnh dậy thấy mình nằm trên một bãi cỏ, bên cạnh một tổ kiến. Về sau lấy mộng Nam Kha để ví với cuộc đời: “Giấc Nam Kha khéo bất bình/ Bừng con mắt dậy thấy mình tay không” (Cung oán ngâm khúc).
Nam Kha vừa có ý nghĩa cành cây ở phía nam vừa chỉ quân Nam Kha (nay là Dương Châu, Giang Tô, Trung Quốc). (Xem thêm Hoàng Kỳ tại http://tamlongvang.laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/trao-doi-ve-bai-giac-mong-nam-kha-538473.bld)
Giận cá chém thớt
- Giận ai, hay tức mình vì duyên cớ nào, rồi gặp người nào cũng gây gổ, hoặc đánh đập con cái
Giận cá chém thớt
- Tức giận với người này nhưng không làm gì được nên trút nỗi bực dọc lên người khác có liên quan để trả thù.
Giật đầu cá, vá đầu tôm
- Xoay xở, chạy vạy, lấy chỗ nọ bù đắp vào chỗ kia để khắc phục tình thế (công việc) hoặc tình trạng túng thiếu.
Giật đầu cá, vá đầu tôm
- Tình trạng thiếu trước hụt sau, phải lấy chỗ nọ bù đắp vào chỗ kia để khắc phục.
Giàu có không ra khỏi ngõ, đói khó mọi chỗ mọi hay
- Người nghèo khó phải chạy vạy, lăn lộn khắp nơi để lo kiếm ăn.
Giàu con út, khó con út
- Thực tế từ lâu đời, sau khi gây dựng cho các con lớn, bố mẹ ở lại với con út; nếu nhà có của thì con út được hưởng, ngược lại, nhà nghèo, cha mẹ già yếu, con út chưa trưởng thành thì phải chịu thiệt thòi.
Giấu đầu hở đuôi
- Cố giữ bí mật điều gì nhưng lại vô tình để lộ ra những chi tiết khiến người ta đoán biết được.
Giàu đời nay lắm kẻ ưa, giàu đời xưa chẳng ai màng
- Người ta chỉ quan tâm, trọng vọng người giàu có khi nhìn thấy những lợi ích cụ thể đối với mình.
Giàu giữa làng, trái duyên khôn ép; khó giữa nước, phải kiếp tìm đi
- Tình duyên phải là thực sự yêu nhau, đến với nhau không phải vì tiền của hay những lý do nào khác; không thể dùng tiền của hay các lý do khác để thay thế, cưỡng ép tình duyên.
Giàu hay mần, bần hay ăn
- Người giàu có thì căn cơ, chăm chỉ; người nghèo không có việc gì làm để sinh sống lại ham ăn chơi.
Giàu làm chị, khó luỵ làm em
- Sức mạnh của đồng tiền làm thay đổi địa vị, quan hệ giữa con người với nhau.
Giàu một ngày ba bữa, khó đỏ lửa ba lần
- Giàu hay nghèo cũng kể là ngày ăn ba lần; câu nói như một sự trách phận về sự nghèo đói, tiếng rằng cũng ba lần nổi lửa đun nấu để có ba bữa như nhà giàu, nhưng bữa ăn nhà nghèo thì thật tủi phận.
Giàu nuôi lợn đực, khổ cực nuôi lợn nái
- Nuôi lợn nái tuy vất vả hơn nuôi lợn đực nhưng sẽ cho lãi nhiều qua mỗi lứa lợn con bán đi.
Giàu vì bạn, sang vì vợ
- Người đàn ông muốn nên sự nghiệp phải có bạn bè tốt giúp đỡ và có người vợ đảm đang, lịch thiệp.
Giấu voi đụn rạ
- Một việc làm tốn công vô ích, che giấu một sự việc to lớn bằng biện pháp quá đơn sơ, qua quýt.
Giây máu ăn phần
- Khôn lỏi, tham gia đại khái vào việc người ta đã làm sắp xong để được chia phần. Cũng gần giống như câu: “té nước theo mưa'.
Giãy như đỉa phải vôi
- Giãy giụa, vùng vẫy quyết liệt; giãy nảy lên, phản ứng quyết liệt do không bằng lòng điều gì đó.
Giấy rách phải giữ lấy lề
- Sách chữ nho ngày trước thường phải đóng lề ở gáy để kết chặt các tờ thành quyển. Khi viết, ở phần lề được để trắng, rông độ 3 centimet theo chiều dọc. Trong quyển sách, lề là phần gốc, nếu lề bị hỏng thì toàn quyển sách sẽ bung ra hết. Dù giấy có rách, phần gốc vẫn cần bảo tồn.
- Câu thành ngữ này khuyên ta nên giữ vững truyền thống, nề nếp của gia đình. Lề từ nghĩa đen đã được mở rộng để chỉ những phong tục tốt đẹp trong câu 'đát có lề, quê có thói'.
Giấy rách phải giữ lấy lề
Gió chiều nào, che chiều ấy
- Kẻ ba phải, không có chí khí, mọi hành động đều lựa theo tình thế cốt được yên thân.
Giơ đầu chịu báng
- đứng ra gánh vác hậu quả do lỗi lầm của người khác gây ra hoặc cáng đáng phần khó khăn của tập thể.
Gió đông là chồng lúa chiêm, gió bấc là duyên lúa mùa
- Thời tiết thích hợp với sự phát triển của lúa chiêm, lúa mùa.
Gió heo may chẳng mưa dầm thì bão giật
- Kinh nghiệm dự báo thời tiết. Khi trời nổi gió heo may thì sắp có mưa dầm hoặc bão.
Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão
- Kinh nghiệm dự báo thời tiết. Khi trời nối gió heo may và chuồn chuồn bay ra nhiều thì sắp có bão.
Gió nam đưa xuân sang hè
- Cuối mùa xuân, đầu mùa hè thì không còn gió bấc nữa mà bắt đầu có gió đông nam dịu mát, ẩm ướt.
Gió táp mưa sa
- Thành ngữ này có 2 nghĩa: nghĩa hẹp chỉ sự vất vả ở đời. Nhưng trong văn học, gió táp mưa sa lại dùng để chỉ người có tài làm câu thơ, tứ thơ đều nhanh như gió mưa do câu phong vũ thôi thi tứ (tứ thơ đẩy đến ào ạt như gió mưa).
- Tay tiên gió táp mưa sa
- Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu.
- (truyện kiều)
Gió táp mưa sa
Giữa đường đứt gánh
- Chết giữa lúc mọi việc còn dang dở, chưa kịp thực hiện mong muốn, ước nguyện của mình; cảnh chia ly, goá bụa do một người chết.
Gội gió dầm mưa
- Chịu đựng nắng mưa, sương gió nhiều năm tháng; cảnh dãi dầu, vất vả của người đi đường xa hoặc lao động ngoài trời lâu năm.
Góp gió thành bão
- Góp nhặt nhiều cái nhỏ dồn lại thì sẽ thành cái lớn; biết đoàn kết nhiều thế lực nhỏ yếu lại với nhau thì sẽ biến thành lớn mạnh.
Gửi lời thì nói, gửi gói thì mở
- Vật được bao bọc kín): khi nhận chuyển giúp ai vật gì được bao bọc kín, phải dở ra kiểm tra ngay trước mặt người gửi, người nhận để cùng xác nhận nội dung, số lượng… để tránh những chuyện bất trắc hoặc gây hiểu lầm.
Gửi trứng cho ác
- Việc làm hết sức dại dột, đem gửi gắm kẻ bất lương những thứ mà chúng đang muốn chiếm đoạt.
Gương vỡ lại lành
- Thành ngữ này nói ý hàn gắn, đoàn tụ, sự thay đổi từ xấu thành tốt trong đời sống.
- điển tích xưa chép câu chuyện như sau: từ đức ngôn yêu công chúa nhạc xương nhưng vì loạn lạc, hai người phải xa nhau. Họ bẻ đôi chiếc gương, mỗi người giữ một nửa. Về sau, đức ngôn lên kinh đô, thấy có người bán mảnh gương vỡ. Nhờ manh mối đó, đức ngôn đã tìm được người yêu, hai mảnh chắp lại thành gương cũ.
- Bây giờ gương vỡ lại lành
- Khôn thiêng lừa lọc đã đành có nơi.
- (truyện kiều)
- đời ta gương vỡ lại lành
- Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.
- (tố hữu)
Gương vỡ lại lành
(Theo Từ điển Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam của GS. Nguyễn Lân – Nxb Văn hóa Thông tin tái bản 2010, có hiệu chỉnh và bổ sung; Từ điển Thành ngữ và Tục Ngữ Việt Nam của tác giả Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào…)