Nhập thành ngữ vào ô ‘Tìm kiếm’ để tra ý nghĩa và tìm hiểu thêm về thành ngữ.
***
Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam
- Bên trái đột nhập, bên phải xông lên, hai bên cùng đánh vào; liều mình quyết đánh đến cùng.
- Quê hương, cội nguồn là gần gũi, thân thiết hơn cả; thường là chỉ trai gái gắn bó với nhau khi có cùng hoàn cảnh, điều kiện, quê hương.
- Không nên quên quê hương, cội nguồn. Thường là nói về trai gái yêu nhau, chỉ nên gắn bó với nhau khi có cùng hoàn cảnh, điều kiện, quê hương.
- Quan niệm phong kiến trọng nam khinh nữ, nói về người phụ nữ: ở tại nhà thì theo cha, đi lấy chồng phải theo chồng, chồng chết thì phải theo con.
- Nghe lời đồn đãi hoặc nghe người nói lại không đáng tin bằng chính mắt mình thấy.
- Nghĩa của thành ngữ này là: việc tưởng may hóa rủi, việc tưởng rủi hóa may, họa phúc khôn lường.
- Ngựa tái ông họa phúc biết về đâu.
- (thơ huỳnh thúc kháng)
- Sách hoài nam tử ở trung quốc có chép một truyện như sau:
- Có một ông già ở vùng biên ải (tái ông. Tái là nơi biên ải) mất một con ngựa cái. Hàng xóm đến chia buồn với ông. Ông nói: 'biết đâu việc đó chẳng là một điều may'. Ít lâu sau, con ngựa cái trở về, rủ theo một con ngựa đực rất đẹp. Mọi người đến mừng. Ông nói: 'biết đâu việc đó chẳng là một tai họa'. Quả nhiên, ít lâu sau, con trai ông cưỡi con ngựa mới, bị ngã què chân. Mọi người lại đến an ủi ông. Ông nói: 'biết đâu chẳng là một điều tốt lành'. Qua năm sau, giặc ngoài biên ải tràn vào cướp phá, nhà vua ra lệnh bắt lính. Nhiều trai tráng ra trận và bị chết. Con trai ông vì què chân nên không phải đi lính.
Tái ông mất ngựa
- Người đàn ông có tài và người đàn bà đẹp, ý nói xứng đôi; trai gái cân xứng, ngang hàng với nhau.
- (dừng: tấm phên bằng tre hay nứa dùng để làm cốt trát vách đất). Dù ở nơi vắng vẻ, kín đáo đến đâu cũng có người nghe thấy. Vì vậy cần phải hết sức cẩn thận giữ mồm, giữ miệng.
- Vách là bức ngăn trát đất. Dừng là những thanh tre nhỏ ken vào vách. Câu này có ý khuyên ta kín đáo, lời nói có thể lọt ra ngoài. Thành ngữ hán cũng có câu 'bích trung hữu nhĩ' (trong vách có tai).
- ở đây tai vách mạch dừng
- Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi.
- (truyện kiều)
Tai vách mạch dừng
- Trẻ vô tình nghe lóm câu chuyện rồi đồn thổi ra ngoài, dù mình chỉ nói với người thân trong nhà.
- Nhiều màu sắc pha trộn phức tạp, tính cách và chủng loại không thuần nhất; đủ các thủ đoạn lèo lá, xoay xở, lật lọng.
- Quan niệm cũ cho rằng, một gia đình mà sinh được ba con trai thì không thể giàu có, sinh được bốn con gái thì không bao giờ nghèo. (vì theo tục lệ cưới xin ngày xưa, nhà gái thách cưới rất cao, có những chàng trai vì nhà nghèo không có tiền cưới vợ nên phải ở vậy suốt đời. Gia đình sinh ba con trai, lo vợ cho con xong thì khuynh gia bại sản).
- (tam quan: cổng có ba lối vào, xây trước đền, chùa). Chùa mới là nơi thờ cúng nhưng trước khi vào chùa nhất thiết phải qua tam quan; những người giúp việc cũng có vai trò quan trọng và cần thiết. Ngoài ra còn có ý chê cười: quá coi trọng cái bề ngoài, cái hình thức, thói khoe khoang, ra vẻ hơn người.
- Ba lần sao chép sẽ làm sai lạc hoàn toàn bản gốc; qua tay nhiều người sẽ không còn giữ được cái ban đầu. Còn có ý khuyên người ta không nên tin ngay vào lời ai đó nói lại, phải thận trọng xem xét sự thật ban đầu của sự việc.
- Sao đi chép lại vài lần thì sai hẳn nguyên văn. kẻ nói đi người nói lại không thể đúng sự thật được.
- Người phụ nữ thời xưa phải tuân theo tam tòng là: còn nhỏ theo cha, lớn lên theo chồng, chồng chết theo con; và có đủ tứ đức là: công, dung, ngôn, hạnh.
- Lấy vợ và làm nhà là hai việc lớn và quan trọng trong đời, tiến hành tạm bợ qua loa thì chắc chắn sẽ hỏng việc.
Về điển tích, lí do: “Tào Tháo đuổi” là một cách nói mà người dân mượn từ “Tào” của nhân vật Tào Tháo trong Tam Quốc chí như là một kiểu khôi hài cho vui. Hiện tượng đồng âm giữa chữ Tháo (danh từ riêng, đọc theo âm Hán Việt) với chữ tháo (trong tháo dạ, đọc theo tiếng Việt) đã giúp tạo ra thành ngữ “Tào Tháo đuổi”. Cách chơi chữ đồng âm như thế khá phổ biến trong tiếng Việt.
- Người có nhiều con nhỏ. Thường chỉ người đàn bà lôi thôi, khổ sở vì đông con, nheo nhóc.
- Chàm là một loại cây có lá dùng để nhuộm màu xanh thẫm. Màu chàm rất bền. Khi nhuộm chàm, nước nhuộm làm xanh cả hai tay, phải rửa nhiều lần mới sạch. Thành ngữ này khuyên ta không nên làm điều gì xấu, để lại vết bẩn khó rửa sạch.
- Trót vì tay đã nhúng chàm
- Dại rồi còn biết khôn làm sao đây.
- (truyện kiều)
Tay đã nhúng chàm
- Cùng quan hệ ruột thịt; yêu thương, gắn bó với nhau như các bộ phận trên cùng một cơ thể, người này gặp hoạn nạn thì người kia đau đớn, thương xót.
- Có làm thì mới có ăn; nên tự lập, tự làm nuôi mình, không nhờ vả ai.
- Làm đến đâu ăn hết đến đấy, không có dư dật, dự trữ; có làm thì mới có ăn.
- Câu tục ngữ này có nhiều cách hiểu khác nhau.
- Cách 1: hai vế này đối lập nhau như nhiều câu khác:
- - gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- - ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Tay quai Là tay chống nạnh như hình ảnh quai xanh, quai nồi, tức tay không làm việc nên mới không có ăn, miệng đói trễ ra.
- Nghĩa câu này giống câu:
- Có làm thì mới có ăn,
- Không dưng ai dễ mang phần đến cho.
- ở cuốn 'sách giáo viên, tiếng việt 5, tập ii' cũng giảng theo cách này.
- Cách 2: ông nguyễn đức khuông (trong tạp chí giáo viên và nhà trường, số 13 - năm 2000 cho rằng quai là từ hán việt.)
Hán việt từ điển của đào duy anh giải nghĩa 'quai là trái, hai bên không hợp nhau'. Từ đó, hiểu tay quai là tay hai bên không đồng bộ nhịp nhàng. Tay quai là tuy vẫn làm nhưng làm cầm chừng, làm hời hợt, vừa làm vừa chơi nên cũng dẫn đến việc đói trễ miệng. Sở dĩ ông hiểu theo cách này có câu tục ngữ còn vế ba:
- Tay làm hàm nhai
- Tay quai miêng trễ
- Tay để miệng không.
- Về cách hiểu 2, chúng tôi xin trình bày thêm để bạn đọc tham khảo. Theo ý riêng tôi, các từ trên đều là từ thuần việt chẳng lẽ nhân dân ta lại đưa từ quai (từ gốc hán) vào đây. Tôi cho rằng giải thích trong việt – pháp từ điển của génnibrel là đúng: quai: negligent, paresseux (lười nhác). Còn vế 3, nếu nhắc lại ý vế 2 cũng để nhấn mạnh thêm mà thôi.
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
- (nem và chạo là hai món ăn ngon). Chỉ người giỏi giang, đảm đang việc nấu nướng, giỏi chế biến món ăn.
- Thái độ, hành vi ích kỷ, khôn lỏi, phung phí tiền của, sức lực của người khác để lấy tiếng tốt cho mình.
- Lợi dụng cơ hội để làm việc xấu, kiếm lợi về mình; lợi dụng cơ hội để tiến hành công việc tiết kiệm được công sức, tiền của.
- Nỗi vất vả của nhà nông; luôn chân luôn tay, tranh thủ thời gian.
- (chà: cành cây có nhiều cành, nhánh thường dùng để thả dưới nước cho cá đến trú). Phải có cái gì đó tạo điều kiện lưu giữ, lôi kéo người khác tới.
- Sự khó chịu khi phải chờ đợi cho đủ người để sắp một mâm cơm.
- Việc làm dại dột, thả kẻ hung hãn, độc ác về môi trường sống quen thuộc để nó mặc sức hoành hành; giúp ai đó được trở lại nơi có điều kiện thuận lợi, phù hợp với hoạt động, sở trường của họ.
- Phải lang thang, phiêu bạt khắp nơi để kiếm sống; cảnh sống xa quê hương, không anh em ruột thịt.
- Bỏ vốn nhỏ mong kiếm lợi lớn; hy sinh cái lợi nhỏ để thu về cái lợn lớn hơn nhiều lần.
- ở nông thôn xưa, việc thực hiện các phong tục, các quy định của làng xã rất được coi trọng, đến mức khắt khe, tàn nhẫn, dù đói khổ cũng không ai muốn tỏ ra thua kém mọi người.
- Muốn được hưởng kết quả tốt đẹp thì phải bỏ công chăm sóc; góp chút công, của vào việc chung để được hưởng phần lợi lớn.
- Thách thức người nào đó làm một việc quá dễ dàng so với khả năng của họ, cái được thách không đúng với đối tượng; có ý chê cười loại người giàu có nhưng bần tiện, tham lam, sẵn sàng nhắm mắt chịu đựng mọi thứ để đạt được món lợi nào đó.
- Chuyện xưa kể rằng Thạch Sùng và Vương Khải rất giàu. Hai bên thi với nhau. Bên này đưa ngọc thì bên kia cũng có ngọc, các đồ châu báu hai bên đều có. Bên Vương Khải đưa một cây san hô ra, Thạch Sùngg liền đập tan và đền cho Vương Khải sáu cây san hô to hơn. đến khi Vương Khải đưa mẻ kho (một mảnh vỡ của nồi đất. Có thuyết nói rằng là nồi rang bằng đất) thì Thạch Sùng không có, đành thua cuộc và mất cả gia tài. Thạch Sùng tiếc của, lâm bệnh và chết, hóa thành con thạch sùng. Con Thạch Sùng luôn chặc lưỡi 'tiếc tiếc' khi nhớ đến gia tài kếch sù của mình.
- Câu này nhắc mọi người dù giàu đến đâu cũng chưa đầy đủ, có lúc phải nhờ vả người khác. Vì vậy đừng nên khoe khoang khoác lác.
Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho
- Không biết nhìn xa trông rộng, chỉ vì tham món lợi nhỏ mà bỏ mất món lợi lớn.
- Siêng năng cần cù, làm lụng suốt ngày này qua ngày khác, không lúc nào chịu rảnh tay.
- Những biểu hiện sắp có mưa to, dưa không chua mà khú, người đàn bà có thai.
- Kinh nghiệm dự đoán thời tiết. Phía đông có cơn, trời u ám, phía tây có ráng đỏ và có gió heo may là sắp có mưa to gió lớn.
(Thường ám chỉ người Trung Quốc hoặc chính quyền Trung Quốc)
- Ham quyền chức mà tìm đủ cách để củng cố địa vị không kể quyền lợi chung của dân của nước, người nước nào cũng nhiều kẻ như vậy
- Ham muốn, ưa chuộng cái đẹp và mới lạ; loại người không chung thuỷ, dễ thay lòng đổi dạ.
- Ham ăn, ăn nhiều quá thường sinh hại thân. vì quá tham lam danh lợi mà làm điều phi pháp phải tù đày cực khổ.
- Người bội bạc, vừa quen người mới, đã phụ bạc người cũ. Vừa biết có ván tốt, đã tính bán chiếc thuyền đang dùng.
- Vì miếng mồi danh lợi mà phải bỏ cái nghĩa đáng lẽ mình phải giữ đối với một người nào đó.
- Cái duyên, cái phẩm chất bên trong quyết định giá trị của con người chứ không phải hình thức bề ngoài.
- Cùng hoàn cảnh, cùng thân phận khổ cực trong cuộc đời đầy vất vả, gian truân.
- Tự mình nghĩ ngợi huyễn hoặc gây sợ hãi, hoảng hốt; người yếu bóng vía, hay sợ hãi vu vơ.
- Trong nhiều từ điển thành ngữ đều giải thích nghĩa của thành ngữ này là: 'chỉ hạng người tinh quái, độc ác, bất trị'. Có từ điển còn suy diễn thêm 'thuộc hạng người tinh quái, độc địa ví như loại thần nanh mỏ đỏ nào đó do con người tưởng tượng ra'. Thực ra thành ngữ này đã bị biến âm. ở vùng an lão, kiến thụy (hải phòng) người ta gọi con chim bói cá là con 'thành nanh mỏ đỏ'. Sở dĩ phải thêm đỏ mỏ vì loại này lông màu xanh, ngực nâu, mỏ đỏ, còn loại chim bói cá khác có lông xám, mỏ đen, ngực trắng. (theo tư liệu của hà quang năng). ở vùng quê tôi (thanh hóa) cũng thường nói khi cãi nhau 'mày có là con thành nanh mỏ đỏ tau cũng không sợ'.
- Dù hiểu thành ngữ 'thần nanh mỏ đỏ' là chim bói cá thì thành ngữ này vẫn mang nghĩa chỉ người tinh quái, chỉ nhào một cái xuống nước là vớ được mồi như chim bói cá.
Thần nanh mỏ đỏ
- đối xử tuỳ theo hoàn cảnh, địa vị của từng người. Cũng thường nói: “thần nào hưởng nấy'.
- Quan niệm sống ích kỷ, hẹp hòi. Việc của ai người ấy lo, ai biết phận nấy, không ai nhìn ngó đến ai, không ai lo hộ cho ai.
- (heo may: gió bấc thổi nhẹ đầu thu). Tháng bảy (âm lịch) có gió bấc thổi và chuồn chuồn bay ra nhiều là trời sắp có bão.
- Vào tháng bảy (âm lịch) kiến tụ tập ở chỗ thấp là sắp có bão, kiến tụ tập ở chỗ cao là sắp có lụt.
- Người bảo thủ, ngoan cố, không biết tường tận lại tranh cãi với người trực tiếp chứng kiến, biết chắc chắn hơn mình.
- Thành ngữ này có nguồn gốc khá lí thú. ở kinh thành thăng long xưa, cứ ngày giáp tết, bọn lưu lanh lại bầy kế để kiếm tiền. Một thằng giả chết nằm lên cáng, giả vờ là kẻ chết đường rồi một bọn khiêng đến phố đông đúc, đặt trước một cửa hiệu buôn. Bà chủ muốn chúng khiêng đi cho nhanh để khách vào mua hàng, đành phải cho tiền. Qua vài phố, chúng đã được món tiền lớn chia nhau. Chúng chia tiền không đều và cãi nhau vì thằng giả chết cho rằng mình có công nhiều hơn bọn khiêng cáng.
- Thành ngữ này hiện còn lưu hành nhưng mang ý nghĩa khác: người kém lại cãi người giỏi hơn mình.
- Thành ngữ 'trứng khôn hơn vịt' cũng có ý nghĩa tương tự.
Thằng chết cãi thằng khiêng
- Hạ tuần tháng chín tháng mười có mưa rươi, rươi xuất hiện nhiều ở vùng nước lợ, người dân vớt về làm chả rươi, mắm rươi; cùng vào dịp này tằm chín nhiều, người ta kéo kén bán nhộng làm thức ăn.
- Khoảng 20 tháng 9 và mồng 5 tháng 10 là thời kỳ nước triều mạnh (triều cường) và có mưa rơi.
- Cùng một loại nhưng có cái thế nọ, cái thế kia. Không nên đòi hỏi quân bình một cách máy móc.
- Sự bất công, người yếu phải làm lụng vất vả cho kẻ khoẻ mạnh nhưng lười biếng hưởng thụ.
- (rét đài: rét khá đậm làm hoa rụng cánh chỉ còn trơ lại đài; rét lộc: ẩm ướt, thuận lợi cho sự hồi sinh của cây cỏ sau những ngày đông tháng giá; rét nàng bân: rét ngắn ngày, với câu chuyện nàng Bân may áo rét cho chồng. Kinh nghiệm về thời tiết của nhân dân ta.
- (mõ: người làm nghề đánh mõ để thông báo cho làng xã những việc mà quan lại giao cho trong xã hội phong kiến). Người làm nghề mõ không thể vắng mặt trong các cuộc hội hè, đình đám, ma chay…; chỉ kẻ tham lam không bao giờ từ bỏ mối lợi.
- Tháng mười một âm lịch, trời rét đậm, ngồi đun bếp thì được ấm; tháng ba trời bắt đầu nóng nực, ngồi đun bếp thì vất vả.
- Nếu sử sự một cách quá thẳng thắn thì gây đụng chạm, mếch lòng nhiều người.
- Đồng nghĩ với 'Thuốc đắng giả tật,sự thật mất lòng'.
- Làm việc lớn (vì cái chung) phải cương quyết, dứt khoát dù có làm ai đó tổn thương.
- Tháng năm ngày dài đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn đêm dài.
- Lúa mùa cấy vào tháng năm, tháng mười vào vụ thu hoạch, là lúc bận rộn, vất vả nhất.
- Có người đã dùng khoa học để chưng minh ruột ngựa khác ruột trau bò: 'ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, họi là manh tràng, rất dài và rất lớn. đoạn này dài tới một mét, thảng và to với đường kính 25-35 cm'. Có lẽ sựa vào cơ sở giải phẫu nội tạng của ngựa và căn cứ vào những điều thu nhận được bằng quan sát trực quan mà trong nhận thức của người việt nam, ruột ngựa được xem là đối chứng về tính chất thẳng trái với ong.
- Từ cơ sở nêu trên, trong sử dụng ngôn ngữ, thành ngữ 'thẳng như ruột ngựa' thường được dùng để chỉ sự bộc trực ngay thẳng thật thà của tính cách con người.
Thẳng như ruột ngựa
- Tính tình thẳng thắn, bộc trực, không quanh co giấu giếm bất kể điều gì, cũng không kiêng nể ai.
- Tháng tám, tháng ba là hai tháng giáp hạt trong năm; thường là các gia đình đều hết gạo thóc nên rơi vào cảnh đói kém; nỗi lo của người nông dân sống nhờ hạt thóc.
- Vụ giáp hạt tháng ba dài hơn vụ giáp hạt tháng tám nên đói tháng ba kéo dài hơn, đáng sợ hơn.
- Mưa tháng tám đem lại nhiều mồi cho trai, ốc; mưa tháng hai rất thuận cho sự phát triển của cây lúa, hứa hẹn được mùa vụ chiêm.
- Vụ giáp hạt tháng tám đói kém, ra vườn tìm rau quả ăn thêm; tháng ba đói kém chỉ còn cách nhìn vào bồ thóc trong nhà, nếu hết là chịu đói.
- Lòng dũng cảm và kết đoàn có sức mạnh ghê gớm; ý chí, sự kiên trung của con người còn bền chắc hơn cả tường thành bằng đá.
- Dù tài giỏi mấy cũng khó tránh khỏi có lúc nhầm lẫn, sai sót hoặc bị mắc lừa.
- Thanh là tiếng, tích là vết, bất hảo là không tốt. Thành ngữ này dùng để chỉ những người có tiếng xấu và hành vi không tốt.
- Có người nói lầm 'thành tích bất hảo'. Thành tích là tốt sao lại bất hảo ? dù cách nói lầm đã thành thói quen nhưng cần hiểu đúng ý của thành ngữ này.
Thanh tích bất hảo
- Thành công vì quả quyết, dám nghĩ dám làm; thất bại vì do dự, chần chừ.
- Nhập nhoạng tranh tối tranh sáng khó phân biệt tốt xấu, sang hèn; miễn được việc thì thôi.
- Người thật thà ngay thẳng thường bị lợi dụng, lừa dối; quá thật thà sẽ bị trăm bề thua thiệt, mang vạ vào thân còn khổ nhục hơn là dại dột, ngu đần.
- Sự giả vờ thật thà; chẳng qua là biểu hiện ở bề ngoài có tính chất thủ đoạn che giấu cái bản chất quỷ quái gian manh, mưu đồ bên trong; cái thật thà giả vờ này còn đáng sợ, khủng khiếp và nguy hại gấp nhiều lần quỷ quái thật.
- Bề ngoài làm ra vẻ thật thà, ngu ngơ nhưng thực chất vô cùng khôn ranh, lọc lõi đến ma quỷ thần thánh cũng chịu thua, không trừng phạt, bắt nạt được.
- Phần nhiều thầy bói chỉ dựa theo lời hay sắc mặt của thân chủ mà đoán, nếu thấy sai họ mau miệng sửa lại.
- Thấy tiền của nhiều quá thì động lòng tham, không nghĩ đến nhân nghĩa hay luật pháp.
- Thay đổi tay sai, đầy tớ giữa chừng, giữa cuộc; tìm điều kiện mới tốt hơn giữa lúc điều kiện cũ vẫn còn tác dụng.
- Thấy người khác làm cũng bắt chước làm theo một cách lố bịch, không phải lối, khó đạt được kết quả.
- Loại người cơ hội, nhận làm thân thích với người có thế lực, địa vị để mong cầu lợi.
- Những lời xì xào bàn tán ít nhiều cũng có lý do, có một phần sự thật. Tương tự như câu: “không có lửa làm sao có khói'.
- Người có công, có của góp vào việc chung được mọi người vì nể; người không có công lao gì không thể được người đời biết đến.
- ở trên đời có lắm sự nghịch lý, con người lúc sống thì ăn mặc tằn tiện rách rưới, đến lúc chết được chôn cùng áo lành, vải liệm rất xa hoa.
- Thề biển, hẹn non (chỉ vào núi mà thề, chỉ ra biển mà hẹn); thề nguyền chung thuỷ, sắt son bền vững như biển cả, núi non.
- Thói đời thường ham cái lạ, phụ cái cũ; ham cái mới mẻ xinh đẹp mà quên cái tình nghĩa sâu nặng.
- Người ta đến với các đám giỗ tết, hiếu hỉ là vì tình nghĩa chứ không phải vì miếng ăn.
- đạo lý rõ ràng, không thay đổi, bất di bất dịch; đúng đắn từ xưa tới nay, không có gì phải nghi ngờ.
- Người thụ động, bảo sao làm vậy, thiếu linh hoạt, sáng tạo; người thừa hành mệnh lệnh một cách máy móc, không chịu trách nhiệm chính.
- Tài trời, sắc nước; xứng đôi vừa lứa, người con trai tài giỏi và người con gái đẹp nổi tiếng gặp nhau.
- Tháng hai không đủ ngày thì mất mùa cà, tháng ba không đủ ngày thì không được mùa đỗ. Một kinh nghiệm trồng trọt trong dân gian.
- Những năm có tháng tư thiếu ngày là năm nuôi tằm khó có hiệu quả cao, những năm mà tháng năm thiếu ngày là làm ruộng khó được mùa.
- Phải sử dụng gượng ép vì hoàn cảnh thiếu thốn, không đáp ứng được yêu cầu cần thiết.
- (gia bản: nền tảng, cái gốc của một gia đình). Tương cà là món ăn chính của người bình dân; còn có nghĩa chỉ sự ăn uống tiết kiệm; nghĩa bóng: cái bóng bẩy, hào nhoáng chỉ là che đậy bề ngoài. Cốt lõi vẫn là giữ cái bản chất nền tảng gia đình bền vững.
- Mỗi công việc đòi hỏi phải có dụng cụ và con người phù hợp để làm, không thể tùy tiện sẽ vừa hỏng việc vừa hỏng người; còn có ý nói tùy vào từng loại người mà có cách xử sự cho phù hợp.
- Làm nghề gì cũng có ăn gian chút đỉnh đó là việc nhỏ mọn thường tình, nên bỏ qua
- Thợ sơn là người làm nghề sơn vẽ, có mánh lới bôi vẽ qua loa cũng kể là một lượt sơn; thợ bạc làm đồ trang sức hay đồ quý giá bằng vàng bạc, giỏi việc tráo trở đánh lừa để ăn bớt.
- Phải biết kính trọng người dạy dỗ mình thì mới dạy bảo được người khác, mới được người khác tôn trọng.
- Việc thờ cúng chỉ là hình thức bên ngoài, điều quan trọng và khó khăn hơn cả là giữ được tấm lòng tôn kính, yêu quý thực sự với người bề trên.
- Khuyên người ta không nên vồ vập thái quá, mà nên cư xử phải phép, đúng mực trong các mối quan hệ thì mới được lâu bền.
- Bản thân mình không nhìn thấy nhược điểm của mình mà còn đi chê bai kẻ khác.
- Thành ngữ này có nghĩa là: công việc nào đó tiến hành trôi chảy, không bị ách tắc. đồng và giọt là 2 từ xuất phát từ dụng cụ đo thời gian ngày xưa. Dụng cụ phổ biến nhất là một vật chứa nước gọi là hồ, đúc bằng đồng. Nước trong hồ sẽ theo một lỗ nhỏ rơi từng giọt xuống một cái chậu hứng có cắm cọc, trên cọc có khắc vạch để xem giờ. Chỗ nước nhỏ giọt trường trang trí hình đầu rồng đang há mồm. Vì vậy tạo nên từ giọt rồng:
- Giọt rồng canh đã điểm ba
- Tiểu thư nhìn mặt dường đà cam tâm.
- (truyện kiều)
- Ngày nay ta dùng từ đồng hồ cũng xuất phát từ dụng cụ đo thời giờ ngày xưa.
Thông đồng bén ngọt
- Kinh nghiệm làm ruộng của nhân dân ta. Việc cày ải cho đất tơi xốp bao giờ cũng được xem trọng hàng đầu, kế đến là chăm bón phân cho cây trồng.
- Không có gì dữ dội, đau đớn bằng những cơn đau đẻ và sự ghen tuông.
- Người xưa cho rằng hạnh phúc nhất là đẻ được con trai, thứ nhì là thi cử đỗ đạt cao.
- (hoa đèn: bấc đèn dầu phần nhô lên khỏi ống muống cháy đỏ và tua ra như hoa). Theo quan niệm của người xưa, ba dấu hiệu: đom đóm vào nhà, chuột rúc và hoa đèn cho biết gia chủ sẽ gặp điều tốt lành.
- Nguyên lý giáo dục thời xưa, thầy đồ phải dữ đòn (hay đánh) học trò mới chịu học.
- (phố hiến: thuộc tỉnh hưng yên ngày nay). Phố hiến là nơi phồn hoa đô hội, buôn bán sầm uất chỉ sau kinh thành thăng long.
- Cau, dừa có rễ mọc cả trên mặt đất; chanh trễ cành là những cây tốt.
- Hai loại người có thể làm nên những việc ghê gớm.
- Bầu chi lăng, khế đồng đăng – kỳ lừa ngon nổi tiếng.
- Con người ta đi tu là mong thành người tử tế. Vì vậy, cần phải thực tâm tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phẩm hạnh ngay tại gia đình mình là điều đáng quý và quan trọng hơn cả.
- Phải đi hầu hạ nhà quan, vướng vào sưu thuế hoặc mang công mắc nợ thì khốn khổ.
- Kinh nghiệm nuôi cá ao, không nên thả nhiều cá trong một ao, mật độ dày cá sẽ chậm lớn.
- San sẻ, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, ví như mình no đủ thì gạt bớt bát đầy xuống mâm cho người đói kém được hưởng chút ít.
- (búng quay và đáo lỗ là những trò chơi dân gian thời xưa, thường được tổ chức vào dịp lễ tết). Khi thất bại vẫn không nản lòng, kiên trì tìm mọi cách để khôi phục lại tình thế; ngoan cố xoay xở, tìm mọi cách gỡ gạc, không chịu thua thiệt.
- Thái độ lạc quan, tự tin: thất bại tạm thời không nản lòng, tin tưởng ở thắng lợi sau cùng.
- Kiện cáo lẫn nhau dù được hay thua thì cũng tốn kém như nhau cả; không nên kiện tụng nhau vì nó không mang lại lợi lộc gì mà ngược lại chỉ gây tốn kém cho mình và nuôi béo kẻ khác.
- (trớt môi: môi trề ra). Một kinh nghiệm nhận định tính nết con người qua tướng mạo bên ngoài. Những người răng thưa hay môi trề ra thì hay hóng hớt, thích xen vào chuyện của người khác.
- Sự kém hiểu biết không bằng thua kém bạn bè cùng trang lứa; đề cao lòng tự trọng, sự vươn lên trong học tập của học sinh.
- Thua trời là tự nhiên, đừng để thua bạn cùng giống với mình
- Trong cuộc sống, nếu ta thấy cách xử sự, nhìn nhận sự việc của mình hợp lý hợp tình thì chắc chắn mọi người sẽ thừa nhận và tán đồng. Câu tục ngữ có ý khuyên người ta phải xử sự sao cho cái riêng phù hợp với cái chung.
- Bên mua và bên bán hoàn toàn nhất trí về giá cả sau khi đã mặc cả, thoả thuận với nhau.
- Trong nhà vợ chồng hòa thuận nhau thì việc chi dầu khó mấy cũng xong.
- Vợ chồng đồng lòng, nhất trí, hoà thuận với nhau thì việc khó đến mấy cũng sẽ thành công.
- Thời gian minh chứng cho biết hơn thiệt
- Sống với nhau lâu ngày mới thấy rõ, mới hiểu đúng bản chất của nhau.
- Việc của ai người ấy lo, không quan tâm can thiệp vào việc của người khác, ở nơi khác.
- Phải qua thử thách, thực tế mới biết rõ bản chất, năng lực.
- Trong thuốc bắc có cam thảo là vị thuốc quý, đất nước bao giờ cũng có quân thần trung thành, tài giỏi; không nên quá lo lắng việc xa xôi.
- Thuốc đắng trị mau lành bệnh, lời thật khó nghe nhưng rất có ích để nên tốt.
- Những lời nói thẳng, nói thật là quý giá và cần thiết nhưng bao giờ cũng khó nghe, dễ mất lòng người, giống như thuốc chữa được bệnh nhưng bao giờ cũng đắng.
- Học nhiều, hiểu sâu thì văn chương sắc sảo; lưu loát, khéo tay thì viết chữ nhanh mà đẹp. Chỉ người giỏi giang, nhanh nhẹn, được cả mọi đường.
- Người trên mà không tử tế thì người dưới tất sẽ làm loạn, cướp bóc, càn quấy.
- Nuông chiều con là làm cho con hư hỏng, không nhất thiết phải đánh đập, nhất là khi nóng nảy.
- Phải dạy dỗ nghiêm khắc thì con cái mới nên người.
- (thuồng luồng là con vật dữ, chuyên sống ở những vùng nước sâu). Kẻ mạnh ở nơi không phù hợp thì không thể phát huy được thế mạnh. Không thể phát huy được sức mạnh ở nơi không phù hợp với mình.
- Nên sống chan hoà với mọi người, yêu thương quý trọng những người xung quanh như chính bản thân mình.
- Lúc quý mến nhau thì sẵn sàng cho nhau cái này cái nọ, đến khi ghét bỏ nhau thì quay ra bới móc, nói xấu lẫn nhau; thói trở mặt, lật lọng; tính tình thái độ thay đổi thất thường.
- Thương yêu nhau thì cái xấu cũng trở nên tốt đẹp, ghét bỏ nhau thì tốt đẹp cũng trở thành xấu xa.
- Người đàn bà phải nhờ cậy vào chồng thì cuộc sống mới ổn định, vững chãi.
- Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ đã lấy chồng thì cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng.
- ăn ở tử tế, làm nhiều việc thiện thì sẽ gặp nhiều điều may mắn, tốt lành; ăn ở độc ác, làm việc ác thì sẽ gặp quả báo.
- Nghèo, túng bấn, cùng cực thì khôn ngoan cũng bằng thừa. Quan niệm coi trọng vật chất.
- Trước tiên phải học lễ nghĩa, đạo đức, sau mới đến học chữ nghĩa, văn chương. Coi trọng việc giáo dục đạo đức trong nhà trường.
- (chuỗi là sợi dây để xâu tiền xu bằng đồng có lỗ ở giữa). đồng tiền nào cũng có thể xâu vào chuỗi cả; kẻ tham lam thì bao nhiêu tiền cũng không chê, bao nhiêu cũng xâu vào chuỗi của mình; kẻ không biết chê tiền.
- Kiếp trước ăn ở cay nghiệt, độc ác thì kiếp sau bị báo oán, phải chịu nhiều tai ương, đau khổ.
- Làm phải, làm quấy đều có người hay biết và đồn đãi xa gần
- Lời đồn đại, dư luận lan truyền rất nhanh, rất xa, không giấu giếm, bưng bít được.
- Kẻ tầm thường hả hê trước sự thất bại tạm thời của người khác và những thắng lợi nhỏ nhoi của mình.
- Dự tính, tính toán không sát với thực tế hoặc kết quả không được như ý muốn.
- Sự thật thì không làm điều gì tội lỗi, sai trái nhưng về lý lẽ khách quan lại có những điều có thể làm căn cứ cho người ta nghi ngờ, rất khó thanh minh.
- Tình cảm, ân nghĩa đối với người thân quen từ xưa (thường hay nói về người chồng hoặc vợ cũ cũng như mối tình ban đầu).
- Trong thực tế, chuối hột không bao giờ bày lên bàn thờ, mâm cỗ mặc dù quả rất to, múp míp và màu sắc đẹp. Nghĩa bóng nói: không phải cái gì to lớn, bề ngoài hấp dẫn, lôi cuốn cũng được trọng dụng; bề ngoài hấp dẫn nhưng bên trong thì sống sượng, độc hại.
- Ngồi trên núi xem hổ đánh nhau; mưu thâm hiểm, để cho hai phe đánh nhau kiệt sức rồi mới nhảy vào đánh cả hai bên giành lợi thế.
- Bị tác động đột ngột làm cho choáng váng; bận túi bụi, không còn biết trời đất gì nữa.
- Kẻ ăn người ở cần được xét công lao, vợ chồng cần coi trọng tình nghĩa.
- Ban đêm ánh trăng dù là lờ mờ vẫn soi rõ mọi vật, còn các vì sao dù có dày đặc trên bầu trời thì ánh sáng của nó cũng chỉ lấp lánh trên cao chứ không thể soi xuống mặt đất. Nghĩa bóng muốn nói: cái thực tế dù là nhỏ nhưng hữu ích hơn nhiều so với cái hão huyền, bóng bẩy bề ngoài.
- Liên tiếp gặp rủi ro, rắc rối, tai hoạ bất ngờ; chưa thoát khỏi điều không may này lại gặp điều không may khác.
- ăn ở hiền lành càng sinh nhiều lợi cho có tiếng tốt với đời hơn là lo cái mã cho đẹp.
- Bản chất tốt đẹp được coi trọng hơn là bề ngoài bóng bẩy; xấu người nhưng đẹp nết còn hơn đẹp người mà tâm địa hư hỏng.
- Nên trọng cái thực chất bên trong còn cái vỏ bên ngoài càng lòe loẹt càng tố cáo cái hèn kém bên trong. ca dao có câu: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người'.
- Chim dẻ cùi là một giống chim đẹp: mỏ đỏ, đuôi dài, lông đuôi có nhiều màu sặc sỡ. Nhưng dẻ cùi hót không hay lại thích ăn phân chó, phân lợn:
- Dẻ cùi tốt mã dài đuôi,
- Hay ăn cứt chó, ai nuôi dẻ cùi.
- (ca dao)
- Vì vậy dẻ cùi không ai quý mà lại bị khinh. Người ta thường dùng thành ngữ này để diễu những người có mã đẹp bề ngoài nhưng lòng dạ bẩn thỉu và bất tài.
Tốt mã dẻ cùi
- (giẻ cùi: loài chim có bộ lông rất đẹp).tốt đẹp, bóng bẩy bề ngoài, không có thực chất.
Đất Tụ Long và vùng phụ cận bị nhà Mãn Thanh lấn chiếm một thời gian khá dài. Mãi đến năm Mậu Thân (1728), đất này mới được nhà Thanh trả về cho ta. Người có công lớn trong việc đòi lại được đất này là Sứ thần Nguyễn Công Thái.
Thành ngữ này nay rất ít được dùng.
- Chẳng hay ho gì khi vạch áo cho người xem lưng; không nên bới móc những cái xấu xa của nhau ra.
- Cái gì tốt thì đem ra khoe, cái gì xấu thì che giấu mất đó là tánh tự nhiên của người thường. bởi vậy thấy cái gì tốt của người chớ vội tin rằng tất cả những gì của người ấy cũng đều tốt, biết đâu họ còn nhiều cái xấu đang được che lấp. ngược lại, khi biết được cái xấu của người ta, ta nên thản nhiên cho đó là lẽ tự nhiên chớ đừng giận sao người ta gạt mình hoặc moi móc ra mà làm cho người ta phải xấu hổ.
- Tốt tóc, tốt râu chẳng có lợi ích gì. Có ý chê bôi, ganh ghét những cái hay, cái hơn của người khác.
- Vào tuổi ba mươi, người con trai mới đến độ chín, đứng đắn, đầy sức trẻ; nhưng người con gái thì bắt đầu hết xuân sắc.
Về điển tích:
Tương truyền vào thế kỷ 16 khi giặc Minh xâm chiếm nước ta, lùa quân đánh vào Lạng Sơn, Hà Giang và các tỉnh biên giới phía Bắc, nhà Mạc khi ấy đóng đô ở Thăng Long bèn cho tìm người tài đánh giặc giữ nước. Bấy giờ ở xã Vân Cầu, tổng Vân Cầu, huyện Yên Thế (nay là xã Song Vân) có ba anh em nhà họ Dương là Dương Quốc Minh, Dương Quốc Lượng và Dương Quốc Lương nhà nghèo nhưng có tài võ nghệ hơn người đã xin ứng thí. Còn ở Nội Duệ - Cầu Lim (nay là Tiên Du, Bắc Ninh) lại có ba chị em họ Cao là Cao Xuân Lộc, Cao Băng Tuyết, Cao Tố Mai nhan sắc hơn người, vừa có tài nội trợ vừa thạo cung kiếm. Cả ba chị em cùng về trường xin vào ứng thí giúp vua.
Ba anh em nhà họ Dương về sau lấy ba chị em nhà họ Cao, chung sức đánh giặc. Vua sắc phong ba anh em họ Dương chức quận công, giao cờ, giao kiếm, giao quân cho ba anh em đánh giặc. Ba anh em với đường kiếm, tay cung lợi hại đã thắng nhiều trận giòn giã.
Nhưng thế giặc như nước lũ, khi quân đuối sức ba anh em về đình Vồng tự tử để bảo toàn danh tiết. Ba người vợ từ Nội Duệ - Cầu Lim nghe tin chồng tự vẫn cũng nhảy xuống giếng trước cửa đình Vồng chết theo, giữ tròn bốn chữ: trung, trinh, tiết, nghĩa. Dân gian trọng cái tiết tháo, trung nghĩa ấy mà tán thán qua câu “Trai Cầu Vồng Yên Thế/ Gái Nội Duệ Cầu Lim” từ đó.
Suốt mấy trăm năm qua, nhân dân Yên Thế tổ chức hội Cầu Vồng như một cách tưởng nhớ những người đã xả thân vì nước, từ đó mà răn dạy cháu con giữ lấy sự khéo léo của người phụ nữ, sự quả cảm, chí anh dũng của người nam nhi.
- Khi chưa lấy vợ lấy chồng ai cũng lo tích cóp, dành dụm trước hết là làm cho mình có giá hơn, sau nữa là để khi lập gia đình thì sẽ có vốn liếng làm ăn, chi dùng.
- (hom: bộ phận đậy miệng giỏ để tôm cá đã vào không thể ra được). đàn ông có vợ thì của cải làm ra mới có người gìn giữ, trông nom.
- Phản đối quan niệm trọng nam khinh nữ. Sinh con trai hay con gái không quan trọng, miễn là con cái hiếu nghĩa với cha mẹ.
- Lúc loạn lạc, chiến tranh cần trai tráng; khi thái bình con gái được quý chuộng. ý nói cái gì hiếm hoi thì bao giờ cũng được quý trọng.
- Tứ chiếng tức là tứ trấn được đọc chệch đi. đay là bốn trấn ở xung quanh kinh đo: sơn nam (tức vùng nam định, hà nam), kinh bắc (vùng bắc ninh, bắc giang), hải dương (vùng hải dương, hải phòng), sơn tây (dùng sơn tây, hà đông).
- Trai tứ chiếng chỉ những người đàn ông ở các nơi vào làm ăn ở kinh đô.
Trai tứ chiếng
- Hạng trai gái có nguồn gốc, lai lịch không rõ ràng, phiêu bạt khắp nơi, làm đủ các nghề không đàng hoàng.
- Dại dột một lần, một lúc đủ làm tiêu tan, sụp đổ sự nghiệp, uy tín, công sức gây dựng lâu ngày.
- đánh giá đúng công lao, khen thưởng xứng đáng thì dù vật chất được hưởng nhỏ bé cũng làm người ta vui vẻ, phấn khích.
- Hiểu biết lý thuyết nhiều không bằng thực hành giỏi, giàu kinh nghiệm thực tế; biết nhiều nghề không bằng thành thạo một nghề.
- Giỏi về lý thuyết mà không thực hành cũng không bằng người làm quen giàu kinh nghiệm.
- Trong tiếng việt cổ có hai từ trăm. Trăm là số từ 100 và trăm là nói. Trong chữ nôm, trăm là số từ gồm chữ bách và chữ lâm, trăm là nói gồm chữ khẩu và chữ lâm. Từ điển việt pháp của génibrel dịch trăm: parler très vite (nói nhanh).
- Nếu hiểu trăm hay là nói giỏi thì câu tục ngữ trên có nghĩa là 'lí thuyết giỏi không bằng thực hành thạo' (theo dạng cấu trúc đối lập, một dạng phổ biến trong tục ngữ của ta). Theo ý chúng tôi, hiểu theo nghĩa này hợp lí hơn là cách hiểu 'trăm điều hay cũng không bằng có nghề giỏi'. Vậy xin nêu thêm để bạn đọc tham khảo nghĩa mới của thành ngữ này
Trăm hay không bằng tay quen
- Vàng bạc hay đồng mới là chất liệu để đúc chuông, khi đánh mới có tiếng vang. Chì là thứ nặng nề, đen đủi, xấu dáng nên không bao giờ đúc thành chuông được; không dùng đúng người, đúng việc thì không thể thành công. Còn có ý chỉ sự hèn kém, ngu dốt thì bao giờ cũng là vô tích sự, không thể thay đổi được.
- Dư luận xã hội rất quan trọng, không nên làm những việc xấu xa để lại tiếng xấu.
- (bà cô: người cô ruột của chồng không lập gia đình. đôi khi người ta cũng gọi các cô em gái của chồng là bà cô). Những người đi làm dâu rơi vào gia đình có bà cô quá lứa lỡ thì khó tính, đành hanh thường bị bắt bẻ, hành hạ khổ sở còn hơn phải đối mặt với một trăm ông chú khắt khe.
- Người đàn ông không thích lấy người phụ nữ đã có con riêng.
- Nói nhiều, hứa nhiều không có kết quả
- ăn chơi, nói năng thoải mái quá mức, không suy nghĩ gì đến hậu quả; hành động thái quá, không có giới hạn, mức độ.
- Khi đủ khôn lớn thì sẽ biết suy nghĩ chín chắn, xử sự đúng mực, tự bỏ thói xấu; không nên quá lo lắng về chuyện giáo dục, dạy bảo khắt khe.
- (lúa nỏ: lúa cấy ở ruộng cao, thiếu nước; lúa sâu: lúa cấy ở ruộng trũng). Trăng mờ là trời sắp có mưa, lúa cấy ruộng cao tốt vì có nhiều nước. Trăng tỏ là trời còn nắng kéo dài, lúa ruộng trũng tốt vì không bị ngập úng.
- Nếu quanh mặt trăng chỉ có một quầng sáng thì trời còn nắng, nếu có vùng sáng mờ toả ra như cái tán là trời sắp mưa.
- Tránh điều không may này, tai hoạ này lại gặp điều không may, tai hoạ khác.
- Tình trạng lờ mờ, nhập nhằng giữa cái tốt và cái xấu, cái sai và cái đúng; lúc trời nhá nhem, chưa tối hẳn mà vẫn còn chút ánh sáng yếu ớt.
- Chê người hay việc không vừa ý, lại gặp người hay việc khác còn tệ hơn nhiều.
- Nhượng bộ, chịu lùi bước trước kẻ mạnh cũng không có gì là xấu hoặc mất thể diện.
- Nhượng bộ, chịu lùi bước trước kẻ mạnh để tránh phải đương đầu cũng không có gì là xấu hoặc mất thể diện.
- Hai người, hai phe, hai nước đánh nhau, dân chúng hay người ở gần bị họa lây.
- Kẻ mạnh xung đột, tranh chấp thì người yếu, người xung quanh bị vạ lây, bị tai hoạ liên luỵ.
- Ghen ghét, đố kỵ vì thấy người khác được hưởng sự sung sướng hay quyền lợi hơn mình.
- Chậm chạp, lề mề, đến sau thì ắt phải nhận lấy phần thiệt thòi.
- Cùng đồng bọn với nhau, kẻ này gặp sự không may thì kẻ kia cũng chịu sự khốn khổ.
- (lấm: bị dính bùn đất). Kẻ có tội lỗi, khuyết điểm thường tìm cách bôi nhọ, đổ vấy cho người khác.
- ở đời có nhiều kẻ cơ hội. Lúc bình thường không ai ngó ngàng, hỏi han; khi sa sút hoặc gặp chuyện không may thì nhiều kẻ xúm vào xâu xé, kiếm lợi.
- Trâu có thể đầm dưới nước, nhưng chuồng phải kín gió; còn bò thì phải tránh mưa vì không quen chịu nước nhưng lại chịu gió lạnh rất giỏi.
- Chỉ dùng những thứ thuộc quyền sở hữu của mình, trong phạm vi của mình, không vượt quá giới hạn sang bên ngoài.
- Chỉ dùng những thứ thuộc quyền sở hữu, trong phạm vi của mình, không vượt quá giới hạn sang bên ngoài.
- Trâu còn béo khoẻ nên dùng phục vụ cho việc kéo cày; khi gầy yếu rồi mới thải loại đem làm thịt.
- Người con trai phải ngỏ lời, thổ lộ tình cảm với người con gái chứ con gái không chủ động tỏ tình trước.
- Một quan niệm xưa, nếu nuôi trâu trắng thì làm ăn luôn gặp rủi ro thua thiệt.
- Con còn trẻ nhờ cha mẹ nuôi dưỡng, che chở. khi cha mẹ già, nhờ lại con, đó là quan niệm gia đình của người phương đông.
- Khi còn nhỏ con cái trông cậy vào cha mẹ nuôi dạy, còn lúc cha mẹ già yếu thì phải nhờ cậy con cái phụng dưỡng.
- Lúc nhỏ con cái phải trông cậy vào sự nuôi dạy của cha mẹ, lúc cha mẹ già yếu lại phải nhờ cậy vào sự phụng dưỡng của con cái. đó là quy luật ai cũng phải trải qua.
- Kẻ độc ác, ghê gớm, không loại trừ ai bất kể già hay trẻ; trêu chọc từ người nhỏ tuổi đến người già cả.
- Kinh nghiệm may quần áo. Trẻ con nhanh lớn nên quần áo may phải rộng rãi hơn; người già thường thấp nhỏ đi, quần áo may hẹp lại.
- Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước; lớp trước già đi thì có lớp sau mọc lên thay thế.
- Lúc trẻ trồng cây thì khi về già cây cho hoa lợi nuôi mình. Phải biết lo nghĩ, thu xếp ngay từ lúc còn trẻ để khi về già có nơi mà nhờ cậy.
- Người già lấy việc đi lễ, vãn cảnh chùa làm thú vui; còn con trẻ là niềm vui, hạnh phúc trong gia đình.
- Trẻ con làm cho gia đình vui vẻ, nhờ chúng hay đùa giỡn, người già siêng đi chùa, nhà thờ làm vui cảnh chùa nhà thờ
- Lung lay, không chắc chắn; không có quan hệ thân thiết với ai, không trông cậy hay nhờ vả ai được.
- Quan hệ tốt đối với mọi người, với người trên thì kính trọng, với người dưới thì nhường nhịn.
- Làm ăn lừa bịp gian trá, trưng bày cái tốt đẹp bên ngoài để che đậy hoặc thay thế cái xấu xa, cái kém chất lượng bên trong.
- Trêu tức, khiêu khích người khác tất sẽ bị người ta trừng trị. Cũng thường nói: “trêu chày, chày đập đầu; trêu cò, cò mổ mắt; trêu ong, ong đốt'.
- Khinh người kém thế hay yếu sức, trong đường cùng để bảo vệ danh dự người ta sẽ chống lại mình.
- (xỉ: răng, dùng chỉ tuổi tác). Trong triều đình, thứ bậc quan lại sắp xếp theo chức tước; ở hương thôn thứ bậc căn cứ vào tuổi tác.
- Thờ ơ, không mảy may quan tâm; nhìn thấy thiệt hại mà bất lực, không biết làm gì để cứu vãn.
- Vững chắc, không thể xê dịch, đổi thay; kiên định, vững vàng, không lay chuyển.
- Trời ở trên cao thấu hiểu mọi việc làm thiện ác của người đời để rồi chẳng sớm thì muộn cũng thưởng phạt.
- Mọi sự trên đời đều được sắp đặt công minh, kẻ làm điều ác sẽ bị trừng trị, người nhân đức thì sẽ gặp may mắn. Cũng thường nói: “trời chẳng đóng cửa ai; trời chẳng phụ ai'.
- Không nên làm điều gì không vui hoặc nói lời xúc phạm khi người ta đang ăn.
- Việc quan trọng cách nào, cũng phải lịch sự, đợi người ta dùng bữa xong sẽ nói, sẽ làm
- Cúng lễ thì trời đất được hưởng hương hoa, còn con người ta được hưởng cơm rượu chẳng mất đi đâu cả.
- Hai bên găng nhau, không bên nào chịu thua thiệt, nhún nhường.
- Nhân nhượng nhau; người này làm găng thì người kia phải chịu nhún nhường để được việc, yên ổn.
- Trời nắng ráo người ta có cảm giác như ở giữa ban ngày (buổi trưa), trời mưa thì cảnh vật u ám gây cảm giác trời nhanh về chiều, chóng tối.
- Trời nồm (ấm) thì mạ lên nhanh, nhưng phải rét đậm thì các loại rau vụ đông như bắp cải, súp lơ mới cuộn chặt.
- Quan niệm người xưa cho rằng: bị trời báo hại thì không thể tránh thoát được; dẫu có ăn cháo cũng bị trời làm cho gẫy răng.
- Trời đã sinh con người, đồng thời cũng lo nuôi dưỡng, nếu ta siêng năng làm việc thì không sợ chết đói, có bệnh cũng cứ bình tĩnh lo thuốc thang.
- Quan niệm xưa phó mặc việc nuôi dưỡng con cái cho trời đất. Người ta cho rằng đẻ con ra rồi ắt sẽ nuôi được con. Tạo hoá đã để cho con người sinh sôi thì cũng sẽ ban phát thức ăn để con người tồn tại.
- Rời xa chốn quan trường đến nơi chùa chiền thanh tịnh sống ẩn dật; trốn tránh, thoái thác trách nhiệm.
- Bên trong hoà thuận, bên ngoài yên ổn; biết cách ăn ở, thu xếp nên được hoà thuận, yên vui.
- Muốn được cái này thì phải chịu mất, hy sinh cái khác. Tìm hiểu cụ thể để đầu tư một cách chắc chắn.
- Muốn được cái này thì phải hy sinh, thiệt thòi cái kia; không phải dễ dàng mà được cả mọi thứ, mọi quyền lợi.
- Trồng cây gì thì cho quả ấy; làm việc nhân đức thì được hưởng phúc lành, gieo tai hoạ thì gặp rủi ro.
- Câu thành ngữ này có nghĩa là trong trắng. Nhưng đây lại là các vế so sánh: trong như giá, trắng như ngần.
- Trong như giá có hai cách giải thích: giá là cây giá đậu, thân nó trong. Cũng có người giải thích giá là tuyết giá (nước đóng băng). Ngần là loại cá trắng như bạc suốt từ đầu đến đuôi. Nhưng ở nước ta tuyết giá không phổ biến nên có lẽ nên hiểu giá là giá đậu (đậu xanh ngâm cho mọc mầm để làm món ăn thay rau). Nhà thơ tố hữu đã viết:
- Ngày mai trong giá trắng ngần
- Cô thôi sống kiếp đầy thân giang hồ.
- (tiếng hát sông hương)
Trong giá trắng ngần
- Xem xét tình hình, thời cơ mà hành động cho sát thực, đúng lúc ví như việc đi tàu thuyền phải xem hướng gió và sức gió để thả buồm.
- Chắc lép, tuỳ theo đối tượng, tình hình, thấy có khả năng chắc chắn thì mới giúp đỡ, đầu tư; có cái nhìn thực tế.
- ý nói làm việc cần có mục đích rõ ràng; việc nào ra việc ấy.
- Xem tướng người mà đối xử cách trọng hay khinh
- ý nói tự mình so sánh. Một sự tự nhắc nhở, răn đe để tránh những sai sót, xấu xa mà người khác đang mắc phải.
- Người có trách nhiệm trong nhà chưa hay biết mà tiếng tăm đã đồn đãi xa gần.
- Sự việc cần giữ kín nhưng trong nội bộ chưa biết mà bên ngoài đã bàn tán xôn xao.
- Có khí thế, sức mạnh ghê gớm, có thể đè bẹp mọi lực lượng của đối phương. Cũng thường nói: “trúc trẻ tro bay'.
- Câu này có nghĩa là bấp bênh, không vững chắc. đẳng là chiếc bàn có chân cao, thường dùng để bầy đồ lễ khi cũng. Bốn phía mặt phẳng không có gờ cao. Nếu để trứng ở mặt đẳng dễ bị rơi vỡ.
Trứng để đầu đẳng
- Phải biết cư xử, ăn ở cho hiếu thảo, đức độ mới được người bề dưới kính trọng, phục tùng.
- Phải có ý tứ trong ăn ở, cư xử, không nên làm người khác động lòng tự ái.
- Người con trưởng mà làm ăn sa sút, nghèo khó thì việc cũng giỗ tổ tiên cũng không thể đầy đủ, chu đáo được.
- Kín đáo, không phô trương, lộ liễu; cảnh sống êm đềm, đài các của con gái nhà quyền quý thời xưa.
Tú Bà là một nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, chủ nhà chứa Lầu Xanh.
- Câu thành ngữ có ý khuyên người ta nên sống ngay thẳng, nhân đức ngay từ trong gia đình.
- Hạng người tầm thường, không làm nổi việc gì lớn lao, chỉ như cái túi đựng cơm, cái giá mắc áo.
- Rơi vào tình trạng cùng quẫn, không nơi nương tựa, không thể trông cậy vào đâu được.
- (tượng: voi; điểu: chim). Voi có cặp ngà quý, chim có bộ lông đẹp nên dễ bị người ta giết để lấy các thứ đó; dễ gặp tai hoạ vì mang trên mình những thứ quý giá.
- Tuỳ theo hoàn cảnh, tình hình mà đối phó, hành động (thường chỉ người nhanh nhẹn, thông minh).
- Người đàn bà có sắc đẹp tuyệt vời không ai sánh nổi. Cũng thường nói: “tuyệt thế giai nhân'.
(Theo Từ điển Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam của GS. Nguyễn Lân – Nxb Văn hóa Thông tin tái bản 2010, có hiệu chỉnh và bổ sung; Từ điển Thành ngữ và Tục Ngữ Việt Nam của tác giả Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào…)